
-
VN-Index lần đầu vượt 1.400 điểm sau hơn ba năm, "bùng nổ" giao dịch cổ phiếu SHB
-
Thị trường chứng khoán bớt nỗi lo bất định
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng -
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
Cổ phiếu ngân hàng nào tăng mạnh nhất nửa đầu năm?
Thống kê của Báo Đầu tư Online trên tổng số 27 mã cổ phiếu nhóm ngân hàng đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, có 13/27 mã tăng điểm chiến thắng tị trường trong nửa đầu năm 2025.
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại 6 tháng đầu năm 2025 trong trạng thái khá tích cực với chỉ số VN-Index kết phiên cuối tháng 6 ở mức 1.376,07 điểm tăng 8,63% so với cuối năm 2024. Trong khi đó, có 13 mã ngân hàng tăng vượt mức tăng của VN-Index và đều tăng trên 10%.
Mức tăng mạnh nhất đến từ cổ phiếu VAB của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) khi tăng đến 62% trong nửa đầu năm. Mở đầu năm 2024, cổ phiếu nhà băng còn được giao dịch dưới mệnh giá thì đến giữa tháng 2/2025, cổ phiếu này gây chú ý khi bắt đầu có những phiên tăng bất ngờ đi cùng thanh khoản đột biến. Trước giai đoạn này, chỉ khoảng vài trăm nghìn cổ phiếu VAB được giao dịch trong mỗi phiên thì đến nửa tháng 2 trở đi, mỗi phiên giao dịch thu hút nhà đầu tư với thanh khoản tăng gấp hàng chục lần trước đó.
Đến nay, VAB được giao dịch quanh mức giá trên 15.000 đồng/cổ phiếu. Sự tăng giá mạnh mẽ này được hỗ trợ bởi thông tin chuyển sàn từ UPCoM hiện tại lên niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). Cập nhật mới nhất của VietABank cho biết, ngân hàng sẽ thực hiện niêm yết gần 540 cổ phiếu VAB trên HoSE ngay trong tháng 7 này.
Bên cạnh VAB, cổ phiếu KLB của Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) cũng có mức tăng 53,64% so với đầu năm. KLB và VAB là hai cổ phiếu trong ngành có giá trị thị trường tăng trên 50% trong nửa năm qua. Nếu VAB được hỗ trợ từ thông tin chuyển sàn thì mức tăng của KLB đến đột ngột sau 2 phiên tăng trần ngày 26-27/5 vừa qua. Mỗi phiên, KLB tăng trên 14% khiến giá trị cổ phiếu này tăng nhanh chóng.
Sự tăng giá đột ngột ngày đến trong thời điểm KienlongBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, trong đó trình lên nội dung chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ lên đến 60%, đồng thời tăng vốn điều ly từ 3.652 tỷ đồng lên 5.822 tỷ đồng. Nhà băng này cũng dự kiến sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán vào cuối năm nay.
![]() |
13 mã cổ phiếu ngân hàng chiến thắng thị trường trong nửa đầu năm 2025. |
Lọt vào Top 5 cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất trong nửa đầu năm qua còn điểm danh SHB (44,94%), TCB (38%) và NVB (33,7%).
Phần lớn những cổ phiếu ngân hàng tăng giá tốt trong nửa đầu năm qua đều có sự hỗ trợ từ câu chuyện riêng biệt. Với TCB (Techcombank) là kế hoạch IPO công ty chứng khoán dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành là TCBS, với STB (Sacombank) là quá trình tái cơ cấu đang dần đi đến chặng đường cuối hay với SHB là câu chuyện khát vọng “doanh nghiệp dân tộc” trong bối cảnh niềm tin vào sự phát triển kinh tế tư nhân của người dẫn đầu…
Ở chiều ngược lại, có 6 mã chứng khoán tăng thấp hơn mức tăng của VN-Index và 8 mã chứng khoán giảm giá. Giảm mạnh nhất với mức giảm 2 chữ số điểm danh cổ phiếu của hai nhà băng HDB (-14,5%) và TPB (-13,3%).
Các cổ phiếu ngân hàng tích cực vẫn chưa dứt mạch đà tăng. Nhóm ngân hàng nổi sóng mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 7/7, một số mã tăng trần đưa mặt bằng giá lên vùng cao mới như SHB tăng trần 6,92% trên HoSE và NVB tăng trần 10% trên HNX. Loạt cổ phiếu vốn hoá lớn khác có sức tăng tốt trở thành trụ đỡ chính đưa chỉ số VN-Index vượt mốc 1.400 điểm trong phiên 07/07.
Ngoài hai cổ phiếu nhà Vingroup là VIC và VHM, 8 cổ phiếu còn lại trong tốp 10 cổ phiếu có ảnh hưởng mạnh nhất đến chỉ số VN-Index phiên giao dịch đều là cổ phiếu ngân hàng. Bao gồm: CTG (+3,98%), BID (+1,78%), VPB (+2,93%), SHB (+6,92%), HDB (+3,33%), TCB (+1%), MBB (+1,54%) và LPB (+2,29%).
Cổ phiếu ngân hàng vẫn đang hấp dẫn
Dù nhìn chung, mới chỉ có một nửa nhóm cổ phiếu ngân hàng chiến thắng thị trường trong nửa đầu năm, tuy nhiên nhóm ngành này đã được các nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng từ rất sớm.
Kiên trì đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund “hái quả ngọt”. Tháng 6/2025, quỹ đầu tư Phần Lan này báo hiệu suất tăng 5,24% trong khi VN-Index chỉ tăng 3,3% trong tháng 6. Mức hiệu suất này chỉ thấp hơn chỉ thấp hơn hiệu suất tháng 5/2025 trong chu kỳ 12 tháng qua.
Hiệu suất tích cực này được đóng góp lớn bởi sự gia tăng của cổ phiếu ngân hàng mà cụ thể là STB (+14,7%) và OCB (+10,4%). Cổ phiếu ngân hàng vẫn đang chiếm tỷ trọng chính trong danh mục đầu tư của PYN Elite với sự góp mặt của STB, MBB, CTG, VIB, OCB.
Người đứng đầu PYN Elite Fund duy trì nhận định rằng, ngành ngân hàng đã trải qua vài năm khó khăn, đến năm nay, nhu cầu trích lập dự phòng khoản vay sẽ giảm đáng kể, từ đó thúc đẩy lợi nhuận tương ứng. Đồng thời, việc Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sẽ giúp nâng cao đáng kể năng lực xử lý nợ xấu, cải thiện thanh khoản và đẩy nhanh thu hồi tài sản đảm bảo trong tương lai cho các ngân hàng.
Ngân hàng cũng là ngành được nhiều chuyên gia phân tích lựa chọn trong nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt năm 2025. Đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, khôi phục quyền thu giữ tài sản bảo đảm của Tổ chức tín dụng để xử lý nợ xấu, đã từng được áp dụng tại Nghị quyết 42, kỳ vọng đối với nhóm ngành này tiếp tục được tăng lên.
Nghị quyết 42 được luật hóa kỳ vọng là giải pháp giúp hệ thống Ngân hàng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng thu nhập hoạt động, khơi thông dòng vốn kinh doanh, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Công ty chứng khoán SHS đánh giá, các Ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất là các có quy mô nợ xấu cao (BID, VPB, CTG, VCB, MBB) và các Ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ lớn (VIB, ACB, STB).
Số liệu từ SHS cũng cho thấy, định giá cổ phiếu ngân hàng vẫn đang ở mức hấp dẫn. Hệ số định giá P/B ngành Ngân hàng sau diễn biến giảm khi thị trường giảm sâu do cú sốc thuế quan đầu tháng 4 đã quay trở lại kênh dưới vùng phân phối chuẩn. Hiện P/B ngành Ngân hàng đang là 1,5x, thấp hơn 13% so với định giá P/B trung bình giai đoạn 2015 - 2025. So sánh tương quan tại thời điểm cuối quý I/2025, trừ LPB và STB có P/B cao hơn mức trung bình, đa số các Ngân hàng đều giao dịch ở mức P/B bằng hoặc thấp hơn.
Cùng với đó, các yếu tố hỗ trợ như mục tiêu tăng trưởng GDP kiên định đạt 8% trở lên năm 2025, tăng trưởng tín dụng là động lực chính thức đẩy tăng trưởng kinh tế,… chuyên gia SHS nhận định tích cực đối với ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2025. “Dòng tiền sẽ hướng đến những ngân hàng có câu chuyện đầu tư về triển vọng tăng trưởng, hướng truyền thông mới làm tăng khả năng cạnh tranh, thu nhập bất thường hoặc hoàn thành tái cơ cấu”, SHS dự báo.

-
Cổ phiếu ngân hàng “bừng sáng” -
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025 -
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng -
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới -
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm -
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB