
-
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
-
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
-
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025
-
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội
-
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi
VN-Index đã giảm mạnh khi mở cửa trong phiên trước nhưng kịp phục hồi với mức đóng cửa giảm nhẹ 0,02 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi cuối giờ không khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực hơn, thay vào đó, nhiều khối phân tích của công ty chứng khoán nhận định áp lực cung ở vùng hiện tại đang mạnh dần.
Bước vào phiên giao dịch ngày 22/2, các chỉ số vẫn biến động có phần rung lắc với sự phân hoá mạnh ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Thị trường thiếu vắng nhóm dẫn dắt nên VN-Index vẫn chỉ giằng co.
Trong khi đó, dòng tiền có phần tìm kiếm đến những cổ phiếu vốn hoá nhỏ với những cái tên như HNG, FIT, LSS, YEG… Các mã này đều kết phiên ở mức giá trần.
![]() |
VCB là nguyên nhân chính khiến VN-Index quay đầu giảm phiên 22/2 |
Thị trường biến động khá mạnh ở phiên hôm nay với những đợt tăng, giảm điểm đan xen. Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn thời gian của phiên thị trường biến động theo chiều hướng tiêu cực và VN-Index ở dưới mốc tham chiếu. Trong đó, khá nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn gặp áp lực bán mạnh và điều chỉnh sâu như VCB, FPT, MWG… VCB chốt phiên giảm đến 1,9% và lấy đi của VN-Index 2,33 điểm. HDB giảm 2,6% và lấy đi 0,43 điểm. FPT giảm 1,2% và lấy đi 0,41 điểm.
Bên cạnh đó, khá nhiều các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản, chứng khoán và thép chịu áp lực bán rất mạnh. Ở nhóm thép, áp lực điều chỉnh tiếp tục diễn ra do ảnh hưởng từ việc giá quặng sắt kỳ hạn giảm và hiện xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tháng qua. HPG giảm 0,9%, HSG giảm 0,7%, NKG giảm 1%.
Tại nhóm chứng khoán, các mã như MBS, BSI, VIX, FTS hay như HCM, SHS.. cũng đều giảm trên 1%. Còn ở nhóm bất động sản, PDR, CEO và NVL đều giảm 1,4% với thanh khoản loanh quanh mức trung bình. Bên cạnh đó, DXG cũng giảm 1,3%, KDH giảm 1,2%.
Ở chiều ngược lại, bản thân nhóm ngân hàng cũng có sự phân hoá khi vẫn ghi nhận những cổ phiếu có mức tăng tích cực như TCB, SHB, VIB… Trong đó, TCB tăng 3,3%, SHB tăng 1,7%, VIB tăng 0,9%. Cùng với đó, hai cổ phiếu họ Vin là VRE và VIC cũng tăng tốt. VRE tăng 1,5% còn VIC tăng 0,7%. TCB phiên này đóng góp 1,13 điểm cho VN-Index, số điểm đóng góp của VIC và VRE lần lượt là 0,33 và 0,22.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,73 điểm (-0,22%) xuống 1.227,31 điểm. Toàn sàn có 217 mã tăng, 263 mã giảm và 77 mã đứng giá. HNX-Index tăng nhẹ 0,16 điểm (0,07%) lên 234 điểm. Toàn sàn có 83 mã tăng, 77 mã giảm và 73 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,04%) xuống 90,57 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HoSE đạt 840 triệu cổ phiếu, trị giá 17.950 tỷ đồng, giảm 20% so với phiên hôm qua. Trong đó, giá trị giao dịch thoả thuận chiếm 1.150 tỷ đồng. Ở sàn HNX, tổng khối lượng giao dịch đạt 88 triệu cổ phiếu, trị giá 1.588 tỷ đồng.
Top các cổ phiếu được khối ngoại mua/ bán ròng trong ngày 22/2 |
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 940 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE. Các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay bán ròng các mã bluechip như HPG (150 tỷ đồng), VPB (117 tỷ đồng), MSN (110 tỷ đồng), MWG (105 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, DGC được mua ròng mạnh nhất với 54 tỷ đồng. ASM và CTG được mua ròng lần lượt 48 tỷ đồng và 19 tỷ đồng. Tính chung trên ba sàn, khối ngoại bán ròng 920 tỷ đồng.

-
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX -
Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: Sunshine chỉ tham gia những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi -
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận -
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025 -
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt -
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"