
-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới
-
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam
-
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ
-
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc
-
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
![]() |
Tại mức giá chào sàn là 90.000 đồng/CP, vốn hóa của Vietjet đạt 27.000 tỷ đồng, tương đương 1,2 tỷ USD.
Với biên độ dao động +/-20% thì trong phiên đầu tiên, thị giá VJC sẽ dao động từ 72.000-108.000 đồng. Tuy nhiên, ngay từ những giây đầu chào sàn, cổ phiếu VJC đã tăng hết biên độ đi thẳng lên mức giá trần là 108.00 đồng/CP.
Theo ghi nhận của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, vào thời điểm 10h30 sáng, mới có 3 giao dịch bán ra cổ phiếu VJC với tổng khối lượng là 1.030 CP ở mức giá trần 108.000 đồng/CP, tổng giá trị vỏn vẹn là 111.000.000 đồng.
Hiện trên bảng điện đã trắng bên bán, phía bên kia đối diện khối lượng chờ mua là gần 3,3 triệu CP ở mức giá trần.
Theo bản cáo bạch, Vietjet có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng với 664 cổ đông (tính đến ngày 12/1/2017). Trong đó, có 3 cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn điều lệ là Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (23,24%), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (9,42%) và Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore (5,48%). Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc của Vietjet cũng đồng thời là chủ sở hữu 100% vốn của công ty Hướng Dương Sunny. Như vậy, bà Thảo hiện trực tiếp và gián tiếp sở hữu 32,66% cổ phần của Vietjet.
Theo tính toán, với mức giá 108.000 đồng/CP nhiều khả năng được giữ nguyên đến khi đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm nay, lượng cổ phiếu do bà Nguyễn Thị Phương Thảo trực tiếp và gián tiếp sở hữu ở trên có giá trị lên đến 10.580 tỷ đồng, qua đó giúp bà trở thành người phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm hiện tại.
Cũng tính đến thời điểm 12/1/2017, khối ngoại hiện đang nắm giữ 24,35% vốn điều lệ của Vietjet. Theo quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành hàng không bị giới hạn ở mức 30%, như vậy room cho nhà đầu tư nước ngoài tại Vietjet không còn quá nhiều. Hầu hết lượng sở hữu của khối ngoại tại Vietjet là các tổ chức, trong khi cá nhân chỉ nắm giữ 50.000 cổ phiếu.

-
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng -
EVNGENCO1 tập trung sản xuất điện cho cao điểm mùa khô -
DragonGroup hợp tác với Agribank Bắc Thái Bình triển khai dự án khu công nghiệp tại Hà Tĩnh -
Vinataba đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba -
Bài học từ sự thất bại của start-up Vua Cua -
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort