
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF
-
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán
Cổ phiếu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco chốt phiên giao dịch đầu tuần này tại 64.600 đồng, tăng hết biên độ so với tham chiếu. Hai phiên chạm trần liên tiếp giúp cổ phiếu này tăng 14,3%, từ vùng giá 56.500 đồng lên 64.600 đồng như hiện tại. Đây cũng là vùng giá cao nhất của cổ phiếu này trong khoảng 4 tháng trở lại đây. Vốn hoá thị trường của công ty tính theo giá này đạt 2.243 tỷ đồng.
Riêng hôm nay, DMC là một trong 4 cổ phiếu hiếm hoi trên sàn TP HCM lội ngược dòng thị trường để tăng trần và đóng cửa trong trạng thái không có bên bán. Thanh khoản khớp lệnh đạt 19.700 cổ phiếu, tương đương 1,27 tỷ đồng, chỉ bằng 30% so với phiên cuối tuần trước. Dù vậy, khối lượng khớp lệnh này vẫn cao hơn đáng kể so với mức bình quân 10 phiên trở lại đây.
DMC gần như đơn độc trong đợt tăng giá này bởi các cổ phiếu dược phẩm khác như IMP, DHG, OPC đều giảm hoặc đi ngang so với tham chiếu. Đà tăng của cổ phiếu này được kích hoạt không lâu sau khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2024, trong đó có Domesco. SCIC hiện nắm 35% vốn tại Domesco, tương ứng 120,5 tỷ đồng.
![]() |
Đồ thị giá và thanh khoản cổ phiếu DMC. |
Năm 2023, Domesco ghi nhận doanh thu luỹ kế 1.721 tỷ đồng, tăng so với mức 1.593 tỷ đồng của cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng tăng mạnh trong khi các khoản chi phí khác tiết giảm không đáng kể nên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 183 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 200 tỷ đồng của năm trước.
Riêng quý cuối năm 2023, Domesco ghi nhận doanh thu thuần 468 tỷ đồng và lãi sau thuế 57,8 tỷ đồng. Ban lãnh đạo cho biết lợi nhuận quý cuối năm ngoái giảm 18,5% so với cùng kỳ bởi giá nguyên phụ liệu đầu vào tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng sau đại dịch.
Ngoài ra, công ty tăng cường thực hiện các chính sách bán hàng nhằm thúc đẩy doanh số và giữ vững thị phần trong bối cảnh áp lực giảm giá do sự gia tăng cạnh tranh trên kênh ngoài bệnh viện nên lợi nhuận bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho các cơ sở điều trị có đủ thuốc phục vụ việc chữa trị cho bệnh nhân, công ty vẫn tiếp tục cung cấp thuốc theo hợp đồng dù lợi nhuận giảm.

-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Loạt trụ cột nhóm VN30 tăng mạnh, FPT hồi phục trở lại sau phiên bán tháo
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm gần 14 điểm -
Đã có hướng dẫn tiêu chí xác định đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp có quy mô lớn -
Quỹ ngoại bất ngờ thành cổ đông lớn của Công ty chứng khoán APG
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu