-
Chủ tịch Quảng Nam hối thúc giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai -
Khu kinh tế Nhơn Hội tập trung phát triển công nghiệp sạch -
Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
Các gói thầu xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM đang thi công ra sao? -
Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai -
Bình Định trao giấy chứng nhận đầu tư dự án hơn 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp Singapore
Dự án được kỳ vọng giảm thiệt hại do khô hạn khốc liệt tại Bình Thuận (Ảnh minh hoạ) |
Sau gần 2 năm vẫn chưa thực hiện xong thủ tục quyết định đầu tư, Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận khiến cơ quan thẩm tra của Quốc hội (Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường) phải lên tiếng mạnh mẽ để đốc thúc.
Đây là dự án quan trong quốc gia được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, thời gian thực hiện Dự án từ năm 2019 đến năm 2024.
Mục tiêu Dự án là cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, đến nay, chủ đầu tư đã thực hiện xong công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án. Tuy nhiên, do diện tích rừng lớn, khối lượng công việc đánh giá hiện trạng rừng và trồng rừng thay thế nhiều, việc thực hiện phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật liên quan nên thời gian chuẩn bị báo cáo bị kéo dài. Đồng thời, trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi thì chi phí đầu tư cho Dự án tăng do thay đổi giá, đơn giá,...
Tổng chi phí đầu tư sau khi tính toán chi tiết là 1.015,52 tỷ đồng, tăng thêm 429,87 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 93/2019/QH14. Vì vậy, theo quy định tại Điều 34 Luật Đầu tư công, chủ đầu tư phải thực hiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án.
Chính phủ báo cáo Quốc hội là UBND tỉnh Bình Thuận đã có Tờ trình số 3209/TTr-UBND ngày 27/8/2021, đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. Ngày 15/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1534/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án nhưng đến thời điểm báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa nhận được hồ sơ trình thẩm định nên chưa có cơ sở báo cáo Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định theo quy định.
Đồng thời, báo cáo của Chính phủ chỉ mới thống kê đầu công việc; không đánh giá, không phân tích, không nêu được những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân của việc chậm tiến độ thực hiện Dự án, giải pháp khắc phục và đề xuất, kiến nghị với Quốc hội - cơ quan thẩm tra nêu rõ.
Tiến độ thực hiện Dự án còn chậm, đến nay sau gần 2 năm vẫn chưa thực hiện xong thủ tục quyết định đầu tư, Uỷ ban của Quốc hội nhấn mạnh.
Cơ quan thẩm tra nêu rõ, Dự án Hồ chứa nước Ka Pét có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hàm Thuận Nam nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Dự án có thời gian chuẩn bị đầu tư từ năm 2016 đến năm 2019 mới được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, lập báo cáo khả thi có phát sinh việc tăng vốn so với tổng mức đầu tư được Quốc hội phê duyệt do địa phương xây dựng và áp dụng giá, đơn giá, chi phí, định mức mới được ban hành theo quy định pháp luật, không phải tăng do bổ sung hạng mục hoặc tăng khối lượng so với giai đoạn lập chủ trương đầu tư; các chỉ tiêu cơ bản của Dự án không thay đổi.
Vì vậy, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 34 Luật Đầu tư công. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 381/BC-CP, Chính phủ vẫn chưa có ý kiến đề xuất Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mà chỉ mới báo cáo lại ý kiến xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án của chủ đầu tư là UBND tỉnh Bình Thuận.
Ủy ban đề nghị Chính phủ cần thực hiện nghiêm trách nhiệm báo cáo theo Nghị quyết của Quốc hội; báo cáo phải có đánh giá chi tiết về tiến độ thực hiện, những khó khăn, tồn tại, phân tích nguyên nhân, giải pháp và kiến nghị, làm cơ sở cho Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường thẩm tra và báo cáo Quốc hội. Đồng thời, cần giám sát và đôn đốc chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án .
Đề xuất nữa với Chính phủ là khẩn trương chỉ đạo và đôn đốc các cơ quan hữu quan, UBND tỉnh Bình Thuận hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết trình Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định pháp luật vào kỳ họp Quốc hội gần nhất.
-
Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai -
Bình Định trao giấy chứng nhận đầu tư dự án hơn 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp Singapore -
Đầu tư gần 1.989 tỷ đồng làm khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng -
Bình Phước quy hoạch một loạt khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới -
Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
Hai dự án nút giao ở phía Đông TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ -
Quảng Nam xin kéo dài thời gian giải ngân vốn các dự án thuộc Chương trình phục hồi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3