-
Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo -
Mía đường Sơn La sắp chia cổ tức 200% -
Dự báo thay đổi danh mục VNDiamond Index kỳ quý IV/2024 -
Dòng chứng khoán và bất động sản tăng tích cực, VN-Index “nhọc nhằn” giữ mốc 1.250 điểm -
Viettel Post chia cổ tức tiền mặt gần 183 tỷ đồng -
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế 20,7 triệu cổ phiếu
Tổ hợp Thương mại văn phòng 15 tầng với diện tích đất gần 3.000 m2 tại số 11B - Cát Linh tạo nên sức hấp dẫn khi Hapro IPO. Ảnh: Đức Thanh |
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa cho biết, tính đến thời điểm chiều ngày 23/3 – thời điểm “chốt” đăng ký mua cổ phần Công ty mẹ - Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), đã có 2 tổ chức và 344 nhà đầu tư cá nhân đăng ký tham gia phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Hapro.
Theo kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt trước đó, Hapro sẽ đấu giá 75,93 triệu cổ phần, tương đương 34,5% vốn điều lệ của công ty này. Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của Hapro là 2.200 tỷ đồng.
Kết quả, 346 nhà đầu tư nói trên đã đăng ký mua tổng cộng 93,18 triệu cổ phần, vượt cao hơn con số cổ phần được chào bán. Trong đó, 344 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua vào 92,48 triệu cổ phần, trong khi 2 tổ chức chỉ đăng ký mua tổng cộng 700.000 cổ phần.
Như vậy, phiên đấu giá sáng ngày 30/3 tới đây gần như “cầm chắc” thành công khi số lượng chào mua vượt số lượng cổ phần chào bán.
Sau khi xác định giá trung bình thành công tại phiên IPO, UBND TP. Hà Nội sẽ dựa trên kết quả này để bán 65% vốn cho đối tác chiến lược đã được lựa chọn của Hapro là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam (Vinamco) - một doanh nghiệp có liên quan mật thiết với BRG Group.
Đợt thoái vốn nhà nước tại Hapro nhận được sự quan tâm của giới đầu tư bởi câu chuyện “muôn thuở” là đất vàng. Tuy nhiên, trả lời trên nhiều tờ báo, đại diện của Vinamco lại cho rằng, lợi thế khiến Vinamco quan tâm tới Hapro nằm ở giá trị cốt lõi là lĩnh vực xuất nhập khẩu và bán lẻ.
Sau cổ phần hóa, Hapro được tiếp tục quản lý sử dụng 114 địa điểm, trong đó có 96 cơ sở nhà, đất tại TP. Hà Nội. 63 địa điểm kinh doanh khác mà công ty đang khai thác sẽ phải trả lại cho nhà nước. Phần lớn các địa điểm mà Hapro đang khai thác là bất động sản có diện tích nhỏ, phù hợp với lĩnh vực bán lẻ.
Tuy nhiên, “mỏ vàng” của Hapro còn là phần vốn góp trên 51% tại 10 công ty con, đầu tư vào 19 công ty liên doanh, liên kết với tỷ lệ sở hữu từ 20 - 49%. Một vài tên tuổi lớn có thể kể đến như Công ty CP Thủy Tạ, Công ty CP Thực phẩm Hà Nội, Công ty CP Thương mại dịch vụ Tràng Thi, Công ty CP Thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội, Công ty CP Siêu thị VHSC (sở hữu chuỗi siêu thị SeikaMart), Gốm Chu Đậu, Vang Thăng Long…
-
Dòng chứng khoán và bất động sản tăng tích cực, VN-Index “nhọc nhằn” giữ mốc 1.250 điểm -
Chứng khoán VIX tiếp tục chào bán 79,8 triệu cổ phiếu mà cổ đông không mua -
Viettel Post chia cổ tức tiền mặt gần 183 tỷ đồng -
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế 20,7 triệu cổ phiếu -
Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22% -
BaF Việt Nam nhận chuyển nhượng 40% vốn tại Sản xuất Rừng Xanh -
VN-Index ngắt mạch giảm, cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3