
-
Hoa Kỳ cam kết chào đón các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư
-
Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ trong thúc đẩy hợp tác đầu tư với Hoa Kỳ
-
Việt Nam - Belarus nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
-
Khu thương mại tự do tại Hải Phòng: Thuế TNDN 10% trong 30 năm, giảm 50% thuế TNCN với người tài
-
Thủ tướng chỉ đạo tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp -
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
Toàn cảnh Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ 2018. Ảnh: Lê Toàn |
Ông Võ Văn Long, Phó giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, địa bàn Thành phố hiện có 38 cơ quan báo chí và 142 văn phòng đại diện các cơ quan. Bên cạnh những đóng góp tích cực của các văn phòng đại diện như đưa tin kịp thời chính xác và phù hợp với chính sách pháp luật Nhà nước để nhân dân Thành phố vững tin cùng thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, quốc phòng..., nhưng nhiều thông tin được đưa lên không chuẩn mực, không chính xác và đặc biệt là không phù hợp lợi ích của đất nước, của dân tộc còn nhiều.
“Trong Luật Báo chí đã quy định, thông tin đăng tải trên các cơ quan báo chí không chỉ chính xác, mà còn phải phù hợp để không ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia”, ông Võ Văn Long nói.
Cả nước có 849 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó có 185 báo (Trung ương: 86, địa phương: 99), 664 tạp chí (Trung ương: 530, địa phương: 134).
Cả nước có 195 cơ quan báo chí điện tử đã được cấp phép, trong đó 171 cơ quan báo, đài, tạp chí thực hiện loại hình báo chí điện tử. Hiện có 178 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình để khai thác.
Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình với tổng số kênh phát thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 281 kênh.
Tính đến tháng 11/2017, cả nước có khoảng hơn 18.000 nhà báo được cấp thể trong đó báo chí in, báo chí điện tử khoảng hơn 12.000 người, phát thanh, truyền hình khoảng hơn 6.000 người.
Việc buông lỏng, giao khoán cả về nội dung tin, bài lẫn tài chính từ các cơ quan chủ quản cho văn phòng đại diện khiến xảy ra nhiều vụ việc không thể lường trước, đặc biệt là sự suy giảm đạo đức của người làm báo. “Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra cơ sở vật chất, thẻ nhà báo,...Vấn đề nội dung là do Tổng biên tập chịu trách nhiệm. Nếu liên quan đến chuyện này, chúng tôi chỉ có thể báo cáo với Thanh tra Bộ hay Cục Báo chí mà không thể tự xử lý được. Điều này đôi khi gây ra sự chậm trễ”.
Dù có 142 văn phòng đại diện đăng ký hoạt động với Sở TT&TT TP.HCM, tuy nhiên, ông Long khẳng định, con số thực tế hơn rất nhiều. Thêm vào đó, việc cung cấp thông tin cập nhật về văn phòng đại diện như thay đổi địa chỉ, số lượng phóng viên thường trú... cũng chưa được các cơ quan báo chí xem trọng.
Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho từng phóng viên là 1 trong 3 kiến nghị mà ông Long đưa ra tại Hội nghị bên cạnh sự phối hợp tăng cường quản lý giữa Cục báo chí và các Sở TT&TT các tỉnh, Thành phố.
Ông Phạm Văn Linh, Phó trưởng Ban tuyên giáo Trung ương còn cho biết, đã có tình trạng, một văn phòng đại diện tại TP.HCM cung cấp một loại thẻ như thẻ hoạt động báo chí cho chủ quán nhậu, chủ vựa phế liệu để làm ăn. Hiện, Ban tuyên giáo Trung ương đang phối hợp cùng Cục Báo chí, Sở TT&TT TP.HCM kiểm tra thông tin có sự việc.
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (đứng giữa) trao đổi cùng các đại biểu. Ảnh: Lê Toàn |
Kinh tế báo chí trở thành một trong những lý do tác động đến những hạn chế của một số cơ quan báo chí. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, tổng doanh thu phát sinh trong lĩnh vực báo chí đạt hơn 13.000 tỷ đồng trong 2017. Trong đó, tổng doanh thu trong lĩnh vực báo in và điện tử ước đạt khoảng 2.600 tỷ đồng và doanh thu của các đài phát thanh, truyền hình đạt hơn 10.500 tỷ đồng (trong đó doanh thu quảng cáo khoảng trên 8.900 tỷ đồng).
Nguồn thu quảng cáo trực tuyến dịch chuyển mạnh về các nền tảng xuyên biên giới. Bởi lẽ, 66% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chịu sự chi phối của Google và Facebook, 27% thị phần thuộc về các mạng lưới quảng cáo trực tuyến (Ad Network) trong khi các trang web trong nước (bao gồm cả báo điện tử, các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội) chỉ chiếm 7%. Đây là một trong những lí do khiến các cơ quan báo chí không tự chủ được chi phí hoạt động và “biến tướng” về tôn chỉ, mục đích, ảnh hưởng tới nội dung.
-
Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ trong thúc đẩy hợp tác đầu tư với Hoa Kỳ -
Việt Nam - Belarus nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược -
Khu thương mại tự do tại Hải Phòng: Thuế TNDN 10% trong 30 năm, giảm 50% thuế TNCN với người tài -
Thủ tướng chỉ đạo tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp -
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử -
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược -
Phối hợp thúc đẩy các dự án trọng điểm tại Đà Nẵng để tạo động lực phát triển
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng