-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024 -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An
Cú hích vượt cửa ải
Cuối năm 2021, Hybrid Technologies, doanh nghiệp công nghệ do người Việt thành lập, chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo. Trong lần IPO này, vốn hóa thị trường của Hybrid Technologies là 8.165 triệu yên, tương đương hơn 1.641 tỷ đồng. Mục tiêu của Hybrid Technologies trong 3 - 5 năm tới là trở thành công ty trị giá 1 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản rất sôi động nhưng cũng không kém phần khốc liệt. Đó là lý do các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như doanh nghiệp nước ngoài đủ điều kiện IPO tại Nhật Bản luôn chiếm tỷ lệ thấp.
Từ một start-up chỉ có 4 nhân sự, sau hơn 5 năm phát triển, Hybrid Technologies đã trở thành doanh nghiệp có 500 nhân sự cùng hàng trăm đối tác là các thương hiệu lớn, như Yahoo Japan, Docomo...
Đợt IPO của Hybrid Technologies không chỉ là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn là cú hích tới cộng đồng start-up công nghệ Việt Nam. IPO chính là bước đệm để start-up này vươn xa hơn, tiếp cận với nhiều đối tác lớn và có những hợp đồng lớn hơn.
Quy trình IPO tại Nhật Bản khá phức tạp. Từng hạng mục có rất nhiều việc phải làm với quy cách, quy trình khắt khe. Chẳng hạn, đội ngũ Ban Quản trị của Hybrid Technologies được yêu cầu bổ sung người, từ luật sư, chuyên gia về công nghệ thông tin, giám đốc tài chính (CFO) phải có bằng kiểm toán... Doanh nghiệp phải mời được một đơn vị kiểm toán có uy tín vào cuộc…
Cá nhân nhà sáng lập, CEO cũng phải vượt qua 3 bài phỏng vấn rất áp lực của cơ quan chức năng. Ngoài ra, chi phí cho quá trình IPO với các doanh nghiệp non trẻ cũng là một vấn đề lớn. Do đó, doanh nghiệp buộc phải tăng trưởng 200 - 300% mỗi năm mới đủ tài chính để chịu được chi phí IPO.
Sau IPO, việc quan trọng nhất là tăng giá trị của doanh nghiệp. Nguồn vốn sẽ để tuyển dụng nhân sự và nâng cao nhận diện thương hiệu, mở rộng thị trường, hướng đến những doanh nghiệp lớn hơn.
Tạo “sân chơi” cho start-up để huy động vốn
Theo đại diện Công ty Luật Duane Morris, IPO trở thành “hot trend” (xu hướng thịnh hành) của các start-up trên toàn thế giới. Đặc biệt, nhiều start-up trong lĩnh vực mới như blockchain, game NFT (tài sản kỹ thuật số trên blockchain) hay crypto (tiền ảo)… đều đang tìm cách huy động vốn “khủng”.
Tuy nhiên, rất nhiều start-up Việt phải sang Singapore để IPO hoặc huy động vốn do yêu cầu của nhà đầu tư, bởi Singapore có môi trường rất thuận lợi cho start-up, trong khi tại Việt Nam vẫn còn những điểm nghẽn.
Con đường mở rộng quy mô vốn của start-up chủ yếu là huy động từ nhà đầu tư. Với doanh nghiệp blockchain, vốn có thể đến từ token (tiền mã hóa), rất ít start-up dùng vốn vay.
Các nước trên thế giới đang khẩn trương xây dựng cơ chế hỗ trợ start-up thực hiện IPO. Tại Việt Nam, một số đơn vị cũng đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu con đường này để hỗ trợ start-up. Nếu con đường xuất phát ban đầu của start-up chưa được khơi thông, thì start-up khó tiến hành IPO.
Ví dụ, khi start-up bắt đầu hoạt động, chưa có sản phẩm, họ cần gọi vốn cộng đồng, nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng về gọi vốn cộng đồng. Khi đã có sản phẩm và thâm nhập thị trường, start-up bắt đầu gọi vốn trong nước.
Các quỹ tại Việt Nam thường rót vốn cho start-up ở các giai đoạn đầu (trước series A), còn sau series A, hầu hết các start-up đều phải gọi vốn ngoài Việt Nam. Lúc đó, các nhà đầu tư nước ngoài thường yêu cầu doanh nghiệp sang Singapore để gọi vốn ở đó. Thế nhưng, luật pháp tại Việt Nam chưa có cơ chế để các nhà đầu tư ở Việt Nam có thể cùng chuyển khoản đầu tư của họ sang Singapore.
Tất cả quốc gia, khu vực lớn trên thế giới đều đang có xu hướng chạy đua để có thể giữ chân được các công ty công nghệ đổi mới sáng tạo tại quốc gia của họ. Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc chơi này. Bởi vậy, nếu Việt Nam không tạo ra một “sân chơi” cho các doanh nghiệp, start-up để huy động vốn, thì chắc chắn họ sẽ tìm đến những nơi khác. Sân chơi này cũng không chỉ dành cho riêng doanh nghiệp trong nước, mà có thể thu hút các doanh nghiệp quốc tế.
-
Bamboo Airways mở lại đường bay quốc tế thường lệ đầu tiên với chặng TP.HCM - Bangkok -
Loạt thương hiệu quán ăn, nhà hàng nhỏ Việt Nam được quảng bá trên tòa nhà Nasdaq -
Người tiêu dùng Việt lạc quan hơn so với khu vực Đông Nam Á, tạo đà tăng trưởng cuối năm cho thương mại điện tử -
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ 2024
-
Khánh thành nhà máy xử lý nước thải tại dự án Cát Bà Amatina -
Đông Tây Land - Đối tác phân phối chiến lược quy mô lớn của đô thị trái tim CaraWorld -
“Ông chủ Việt” hào phóng với M&A -
Doanh nghiệp Anh đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam -
EVN nằm trong Top 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam -
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Văn Phú - Invest 2 năm liên tiếp lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử