
-
Thủ đoạn gian lận thuế qua khai báo sai mục đích
-
Bão số 3 làm 99 căn nhà của người dân ở An Giang bị sập và tốc mái
-
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến chi trả hơn 14,2 tỷ đồng
-
Chủ tịch Hà Nội ban hành Công điện khẩn, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó bão số 3
-
Miễn giảm tiền thi hành án cho 621 trái chủ Vạn Thịnh Phát -
TP.HCM: Tiến độ dự án trọng điểm ảnh hưởng do chênh lệch lớn giữa các phương án di dời lưới điện
Theo số liệu thống kê từ cơ quan Thi hành án dân sự, tính đến cuối tháng 3/2025, 18 trong tổng số 33 quyết định thi hành án đã được thực hiện xong. Tổng số tiền đã tạm thu trong cả hai giai đoạn của vụ án lên tới hơn 8.369 tỷ đồng và 1.000 USD.
Trong số tiền đã thu, hơn 6.855 tỷ đồng là tiền đã thi hành trực tiếp. Đáng chú ý, có đến 6.688 tỷ đồng là từ các cá nhân, tổ chức trả lại cho bà Trương Mỹ Lan, nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự của bà trong vụ án. Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã thu khoảng 132,6 tỷ đồng tiền án phí và xử phạt, đồng thời hoàn trả lại hơn 34,4 tỷ đồng cho các đương sự.
Cùng với việc thu trực tiếp, Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM đã thực hiện ủy thác 4 quyết định thi hành án với tổng giá trị hơn 9.357 tỷ đồng cho các địa phương là Hà Nội, Long An và Quảng Ninh.
![]() |
Bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác trong phiên toà phúc thẩm (giai đoạn 2). |
Cụ thể, tại Hà Nội, nghĩa vụ thi hành 672 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Du lịch Gia Tuệ - Lâm Đồng cho bà Trương Mỹ Lan đã được chuyển giao. Sáu tài sản đã bị kê biên để đảm bảo nghĩa vụ này.
Tại Long An, Công ty cổ phần Địa ốc Hồng Phát có nghĩa vụ bồi hoàn 2.355 tỷ đồng cho bà Lan, tuy nhiên chưa có tài sản kê biên đảm bảo thi hành án. Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Phú An cùng bà Phan Thị Phương Thảo bị buộc nộp lại 145 tỷ đồng và số tiền tương đương 1.000 lượng vàng; hai tài sản đã bị kê biên để bảo đảm nghĩa vụ.
Tại Quảng Ninh, Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty TNHH Âu Lạc bị yêu cầu nộp lại hơn 6 tỷ đồng để thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan. Tại đây, 11 tài sản đã bị kê biên phục vụ công tác thi hành án.
Hiện tại, tổng số tiền còn phải thi hành là hơn 6.206 tỷ đồng. Trong đó, hơn 5.532 tỷ đồng là tiền bồi thường. Khoảng 674 tỷ đồng còn lại là án phí, sung công và các khoản xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Cục Thi hành án dân sự TP.HCM, tiến độ thi hành án tuy đạt kết quả bước đầu nhưng vẫn đặt ra nhiều thách thức do khối lượng tài sản lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và địa phương. Việc kê biên tài sản, định giá, phân chia nghĩa vụ và thực hiện ủy thác tiếp tục là các công đoạn quan trọng trong giai đoạn tiếp theo.
Đến nay một số cá nhân và tổ chức liên quan đã hoàn tất nghĩa vụ thi hành án theo bản án đã có hiệu lực. Cụ thể, các cá nhân, tổ chức phải trả tiền cho bà Trương Mỹ Lan gồm: Công ty cổ phần Sơn Long Thọ, Dương Tấn Trước, Nguyễn Cao Trí, Công ty Phương Trang.
Các cá nhân, tổ chức phải thi hành nghĩa vụ với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) gồm: Dương Tấn Trước, Nguyễn Văn Hảo.
71 cá nhân, tổ chức đã hoàn tất nghĩa vụ nộp án phí, sung công quỹ nhà nước.
Ngày 20/3/2025, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM nhận được văn bản từ Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM, đề cập đến việc phối hợp xử lý 1.120 mã tài sản đang được thế chấp tại SCB. Theo nội dung công văn, SCB được xác định là đơn vị có trách nhiệm thu hồi nợ từ các tài sản thế chấp nêu trên.
Ngân hàng này có nhiệm vụ quản lý, xử lý các tài sản theo đúng quy định, đồng thời thường xuyên cập nhật tiến độ và kết quả xử lý về cho Cục Thi hành án. Thông tin này sẽ được sử dụng làm cơ sở để cấn trừ nghĩa vụ thi hành án của bà Trương Mỹ Lan.
Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) hiện chưa xác định được cụ thể bao nhiêu trong số 1.120 mã tài sản trên là thuộc sở hữu của bị cáo Trương Mỹ Lan. Do đó, khi SCB thực hiện xử lý các tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, cần phối hợp chặt chẽ với C03 nhằm xác minh phần tài sản nào là của bị cáo. Những tài sản này sau đó sẽ được ưu tiên sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ bồi hoàn trong vụ án.

-
Chủ tịch Hà Nội ban hành Công điện khẩn, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó bão số 3 -
Miễn giảm tiền thi hành án cho 621 trái chủ Vạn Thịnh Phát -
TP.HCM: Tiến độ dự án trọng điểm ảnh hưởng do chênh lệch lớn giữa các phương án di dời lưới điện -
Công an Bắc Ninh ra quân thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về giao thông -
Tập đoàn Thuận An đấu thầu bằng... thỏa thuận ăn chia -
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 2: Quan tham tiếp tay cho lừa đảo -
Quảng Ngãi: Khu du lịch sinh thái 1.800 tỷ đồng trở thành nơi tập kết đất đá
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới