Theo lời TVSI, nhà đầu tư sơ cấp đã chuyển hết tiền cho Tổ chức phát hành trái phiếu Bông Sen, Quang Thuận… Tuy nhiên, sau khi ẵm tiền, nhiều chủ doanh nghiệp “mất dạng” một cách kỳ lạ và tất nhiên chưa hề triển khai dự án theo mục đích phát hành trái phiếu. Tiền trái phiếu, vì vậy cũng “mịt mù” tông tích.
Đã hơn 1 năm kể từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hủy bỏ 9 đợt bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thuộc Tân Hoàng Minh và Bộ Công an khởi tố bắt giam người liên quan, đến nay, hàng ngàn trái chủ vẫn mịt mù lộ trình nhận lại tiền. Kêu cứu tới Báo Đầu tư, các “khổ chủ” tức tưởi: “Đã kiệt quệ rồi!”.
Sau khi “bắt tay” với TVSI, Ngân hàng SCB rầm rộ phát động nhiều chương trình thi đua “dẫn dụ” khách hàng mua trái phiếu với “thưởng lớn, thưởng ngay”. Đến “phút 89”, vẫn có “thượng đế” trở thành khổ chủ mà không thể hủy hợp đồng, dù quy định cho phép.
Có vai trò là đại lý tư vấn, phát hành, môi giới, nhưng TVSI “bắt tay” với SCB để rồi nhân viên SCB làm gần như từ “A tới Z” các khâu trung gian. Hợp đồng mua bán trái phiếu có chữ ký nhân viên giới thiệu lại không phải nhân viên TVSI, cũng không phải nhân viên SCB làm việc trực tiếp với trái chủ...
Với tư vấn của TVSI, sự nỗ lực của SCB, chỉ “tíc tắc” trước khi bị siết điều kiện chỉ bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát hoặc liên quan ồ ạt phát hành trái phiếu thuộc loại rủi ro nhất và huy động được số tiền khủng.
Họ không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí là ông lão hưu trí, bà cụ bán nước mía, bỗng sở hữu trái phiếu có rủi ro cao nhất mà ngay cả trái chủ lão luyện còn “run tay”.