
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
-
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp
-
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư
-
Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy khiến 2 người tử vong tại Trung Liệt
-
Được gỡ vướng, nhưng nhiều dự án ở phía Nam vẫn tắc -
Bộ Công an đề nghị Quảng Bình cung cấp thông tin các dự án điện mặt trời
Ngày 14/4, Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 2 của vụ án Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐTQ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các đồng phạm, liên quan đến thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng của khoảng 35.000 người mua trái phiếu. Phiên tòa bước sang phần các bị cáo nói lời sau cùng.
Trong phần này, bị cáo Trương Mỹ Lan bày tỏ sự xúc động khi biết thông tin Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về thu hồi tài sản trong vụ án của mình. Bị cáo cho rằng, đây là một thông tin có ý nghĩa rất lớn, cũng là điều bị cáo từng nhiều lần đề đạt trong các đơn gửi đến cơ quan chức năng.
![]() |
Bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. |
Bị cáo tiếp tục nhấn mạnh rằng hậu quả của vụ án là điều nằm ngoài mong muốn của bản thân, đồng thời mong muốn có một cơ chế đặc biệt cho việc xử lý tài sản, có sự tham gia của bị cáo, gia đình và các đối tác mới.
Bị cáo cũng cho biết, đã nhận được thông tin về một nhóm đối tác nước ngoài đồng ý hợp tác liên doanh nhằm giúp bị cáo khắc phục hậu quả vụ án. Theo lời bị cáo, nhóm này đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và phương án để xử lý thiệt hại trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 năm. Từ đó, bị cáo mong muốn Hội đồng xét xử ghi nhận nỗ lực này và xem xét toàn diện vụ án để đưa ra đánh giá nhân văn.
Bị cáo cũng dành nhiều thời gian để bày tỏ lòng biết ơn tới Hội đồng xét xử và các cơ quan chức năng. Bị cáo cho rằng, đây là phiên tòa để lại nhiều cảm xúc nhất, giống như cách Viện Kiểm sát đã nhận định và là một phiên tòa sẽ mãi in sâu trong ký ức của bị cáo.
Bị cáo Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi đến những người dân có liên quan đến việc mua trái phiếu doanh nghiệp, vì những khó khăn mà họ đã chịu đựng suốt hai năm qua. Bị cáo cam kết sẽ không để họ bị thiệt hại và mong muốn tòa tạo điều kiện để bị cáo có thể phối hợp với các bị cáo khác nhằm khắc phục hậu quả, với tinh thần không phải là bán rẻ tài sản, mà là nỗ lực hết lòng để phục hồi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Bị cáo cho biết mình mất ngủ nhiều ngày qua, cho rằng phiên tòa này là biểu hiện của tinh thần thượng tôn pháp luật, đồng thời tha thiết đề nghị tòa xem xét giảm án cho chồng là bị cáo Chu Lập Cơ. Bởi theo bị cáo, ông Chu Lập Cơ là người bị oan, nhưng không kêu oan, phạm tội rửa tiền và gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả. Nếu không thể xóa bỏ tội danh, bị cáo mong tòa có thể giảm án để ông cảm nhận được sự công bằng của pháp luật.
Cuối cùng, bị cáo xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho nhiều bị cáo khác trong vụ án, với lý do họ đều là những nhân viên bình thường, chịu nhiều khổ cực trong suốt thời gian qua.
![]() |
Công tác an ninh tại phiên toà được siết chặt. |
Cũng tương tự như bị cáo Trương Mỹ Lan, nhiều bị cáo khác khi nói lời sau cùng tại phiên tòa đã không kìm được xúc động và bật khóc. Họ nhắc đến hoàn cảnh gia đình, quãng thời gian dài bị cách ly khỏi xã hội, đồng thời tha thiết xin được giảm án cho bản thân cũng như cho bị cáo Trương Mỹ Lan. Bên cạnh đó, các bị cáo cũng gửi lời xin lỗi tới các trái chủ vì những thiệt hại mà họ đã phải gánh chịu do vụ án gây ra.
Trong phần trình bày của mình, bị cáo Trương Huệ Vân, cháu gái của bị cáo Trương Mỹ Lan, khi bị bắt là Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hy vọng đây sẽ là lần cuối cùng phải đứng trước phiên tòa. Bị cáo bày tỏ mong muốn Hội đồng xét xử cân nhắc, xem xét đến tính chất đặc biệt của vụ án để giảm nhẹ hình phạt cho cô ruột là bị cáo Trương Mỹ Lan.
Trước đó, trong phần tranh luận tại phiên phúc thẩm, nhiều bị cáo, trong đó có bị cáo Trương Huệ Vân đã được Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP.HCM (Viện Kiểm sát) đề nghị giảm từ 6 đến 18 tháng tù so với mức án đã tuyên tại phiên sơ thẩm.
Lý do được đưa ra là các bị cáo đã thành khẩn khai báo, có thái độ hợp tác và đã nộp lại một phần tiền nhằm khắc phục hậu quả. Bị cáo Trương Huệ Vân trước đó bị tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 5 năm tù về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các trái chủ.
Còn đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, vào năm 2024, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt mức án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (hơn 30.000 tỷ đồng), 12 năm tù về tội rửa tiền (hơn 445.000 tỷ đồng) và 8 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (hơn 106.000 tỷ đồng). Tổng hợp hình phạt mà bị cáo Trương Mỹ Lan phải thi hành là án tù chung thân.
Ngoài ra, tòa cũng buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường hơn 30.000 tỷ đồng, tương ứng với mỗi trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá 100.000 đồng cho hơn 35.000 người dân.
Trong phần tranh luận tại cấp phúc thẩm, Viện Kiểm sát nhận định rằng, cấp sơ thẩm đã xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan ở cả 3 tội danh là đúng người, đúng tội, không có dấu hiệu oan sai. Tuy nhiên, tính đến ngày 21/3, bị cáo đã thi hành án ở giai đoạn 1 với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng và ở giai đoạn 2 khoảng 1.000 tỷ đồng, tổng cộng khoảng 8.000 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát cho rằng, số tiền bị cáo Lan đã thi hành đến thời điểm này tương đương khoảng 1/4 trách nhiệm bồi thường, đây là một tình tiết mới tại cấp phúc thẩm. Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM sửa án sơ thẩm, xem xét giảm án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (hơn 30.000 tỷ đồng) cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

-
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng”
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
-
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn”
-
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp
-
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư -
Nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi các trái chủ -
Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy khiến 2 người tử vong tại Trung Liệt -
Được gỡ vướng, nhưng nhiều dự án ở phía Nam vẫn tắc -
“Bắt bài” chiêu thức tạo sốt đất của môi giới -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 3: “Cò đội”, “cò đạp” và sự uất nghẹn của chính chủ -
Bộ Công an đề nghị Quảng Bình cung cấp thông tin các dự án điện mặt trời
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí