-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đó là các dự án:
4 dự án đầu tư sản xuất phân bón: Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và DAP số 2 - Lào Cai;
3 dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH): Nhà máy NLSH Quảng Ngãi, nhà máy NLSH Phú Thọ và nhà máy NLSH Bình Phước.
2 dự án đầu tư sản xuất thép: Nhà máy thép Việt Trung và dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex)
Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS)
Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam.
10 dự án có số lỗ lũy kế hơn 16.000 tỷ đồng
Trong số 12 Dự án/nhà máy kể trên , tới thời điểm hiện nay, có 06 nhà máy đang được vận hành sản xuất, kinh doanh nhưng bị thua lỗ (gồm 04 nhà máy sản xuất phân bón; DQS; và Nhà máy thép Việt Trung); 03 Dự án đang bị dừng thi công do chi phí tăng cao và thiếu vốn (Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam); 03 nhà máy đang bị dừng sản xuất do giá thành cao, thua lỗ lớn (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất sơ sợi Đình Vũ - PVTex).
Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 Dự án trên là: 43.673,63 tỷ đồng, và sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên: 63.610,96 tỷ đồng (tăng 45,65%).
Trong đó, vốn chủ sở hữu là: 14.350,04 tỷ đồng, chiếm 22,56%; vốn vay là: 47.451,24 tỷ đồng, chiếm 74,6%; còn lại 2,84% là từ các nguồn khác. Trong tổng số vốn vay: Vốn vay các ngân hàng trong nước: 41.801,24 tỷ đồng, trong đó vay Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) là: 16.858,63 tỷ đồng và vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là: 6.617,24 tỷ đồng.
Tổng số lỗ luỹ kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm 31 tháng 12 năm 2016 là: 16.126,02 tỷ đồng, trên tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là: 3.985,14 tỷ đồng; Tổng tài sản của 12 nhà máy là: 57.679,02 tỷ đồng; Tổng nợ phải trả là: 55.063,38 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả VDB là: 10.633,43 tỷ đồng và nợ phải trả nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là: 4.299,83 tỷ đồng.
Tổng số vốn đã giải ngân của 03 Dự án dở dang, đang bị dừng thi công là 8.614 tỷ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là 13.066 tỷ đồng.
Phương án xử lý cụ thể đối với từng dự án
Đối với 04 Dự án đầu tư sản xuất phân bón:
Bộ Công thương cho biết, phương án xử lý là tiếp tục tập trung thực hiện xử lý các khó khăn, vướng mắc theo các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là các giải pháp liên quan tới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Dự án. Sau khi đã hoạt động có hiệu quả sẽ thực hiện cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp (dự kiến sau năm 2018). Riêng dự án Đạm Ninh Bình phải tiến hành xử lý dứt điểm tranh chấp vướng mắc đối với hợp đồng EPC.
Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: Có 2 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án, bao gồm: Phương án 1: Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (BSR-BF) chuyển nhượng/thoái vốn tại Công ty và Phương án 2: Tái cơ cấu lại Công ty nhiên liệu sinh học miền Trung.
Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, đề xuất lựa chọn Phương án 1: BSR-BF chuyển nhượng/thoái vốn tại Công ty. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương án, cần phải thực hiện các công việc sau: (1) Tính toán khởi động lại nhà máy; (2) Xử lý dứt điểm các vướng mắc với nhà thầu EPC về hạng mục xử lý nước thải để hoàn thành việc quyết toán Dự án đầu tư xây dựng nhà máy; (3) Thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học thông qua các cơ chế, chính sách của nhà nước.
Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ: Có 4 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án, bao gồm: Phương án 1: Tiếp tục triển khai Dự án với nhà thầu PVC; Phương án 2: Tiếp tục triển khai Dự án, thanh lý hợp đồng với nhà thầu PVC để tìm nhà thầu khác; Phương án 3: Dừng triển khai Dự án, phá sản Công ty và Phương án 4: PVOil Chuyển nhượng/thoái vốn khỏi Dự án. Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, đề xuất lựa chọn Phương án 4: PVOil Chuyển nhượng/thoái vốn khỏi Dự án.
Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước: Có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án, bao gồm: Phương án 1: Tạm dừng nhà máy và vận hành trở lại khi thuận lợi; Phương án 2: Cho thuê tài chính - Bán tài sản và Phương án 3: PVOil chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi Dự án. Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi..., đề xuất lựa chọn Phương án 3: PVOil Chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi Dự án.
Đối với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên: Có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án, bao gồm: Phương án 1: Bán Dự án; Phương án 2: Kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư góp vốn đầu tư Dự án và Phương án 3: Thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu TISCO. Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, đề xuất lựa chọn Phương án 3: Thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu lại TISCO.
Đối với Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai: Đối với Dự án này, phương án xử lý là tập trung xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dự án với các giải pháp kèm theo: (1) Tiến hành đàm phán để sửa đổi lại hợp đồng liên doanh và điều lệ Công ty, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai hoàn thiện các hạng mục đầu tư và sản xuất kinh doanh của Dự án để nâng cao hiệu quả của toàn Dự án; (2) Thực hiện các biện pháp cải tiến trong quản trị sản xuất kinh doanh để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư trong thời gian tới; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành Dây chuyền cán thép 500.000 tấn/năm.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp hỗ trợ VTM trong việc đàm phán sửa đổi lại Hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh.
Đối với Dự án Nhà máy đầu tư sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ: Có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án này: Phương án 1: Khởi động lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn. Phương án này được thực hiện theo hai kịch bản: (1) Hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất kinh doanh xơ PSF trong 2 năm và sau đó thoái vốn hoặc (2) tự vận hành sản xuất kinh doanh; Phương án 2: PVTex chuyển nhượng Công ty; Phương án 3: Phá sản Công ty theo luật định.
Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, đề xuất xem xét, lựa chọn Phương án 1: Khởi động lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn theo phương thức Hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất kinh doanh xơ PSF trong 2 năm và sau đó thoái vốn hoặc Phương án 2: PVTex chuyển nhượng Công ty.
Đối với Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS): Có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với doanh nghiệp này, bao gồm: Phương án 1: Chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ; Phương án 2: Phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật và Phương án 3: Tiếp tục tái cơ cấu Công ty DQS.
Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi..., đề xuất xuất ưu tiên lựa chọn Phương án 2: Phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có xem xét đến Phương án 1: Chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ nếu tìm được nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện phương án.
Đối với Dự án đầu tư sản xuất bột giấy Phương Nam: Tháng 9 năm 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có ý kiến đồng ý về chủ trương bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của Dự án Nhà máy. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện xong bước thuê tư vấn thẩm định giá khởi điểm, phương án bán đấu giá Dự án và đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý để tổ chức bán đấu giá công khai Dự án.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025