
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã có kiến nghị với Bộ Công thương đề xuất với Bộ Tài chính bỏ quy định tăng thuế suất thuế nhập khẩu 2% đối với mặt hàng xơ tổng hợp Polyseter thuộc Mã HS: 5503.20.00.
Trước đó, theo đề nghị của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTex), mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xơ staple tổng hợp từ Polyseter (xơ PSF) thuộc Mã HS: 5503.20.00 tăng từ 0% lên 2% theo Thông tư 131/2015/TT-BTC, có hiệu lực từ đầu tháng 10/2015 nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất.
![]() |
Vitas kiến nghị đưa thuế nhập khẩu xơ Polyseter (Mã HS: 5503.20.00) về 0% thay vì 2% theo đề nghị của PVTex để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. |
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian kiến nghị tăng thuế lên 2%, hiện Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyseter Đình Vũ (Hải Phòng) thuộc PVTex đang tạm ngừng hoạt động do mất cân đối về tài chính.
Được biết, nhu cầu sử dụng xơ PSF trong nước là hơn 400.000 tấn/năm, năng lực thiết kế của doanh nghiệp tại Việt Nam có thể đáp ứng 75% nhu cầu, trong đó năng lực của PVTex là 140.000 tấn/năm.
Theo Bộ Công thương, Bộ này đã họp với đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) và Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) để phân tích tình hình, Bộ Công thương thống nhất, trước mắt đề nghị vẫn duy trì mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xơ Polyseter thuộc Mã HS: 5503.20.00 ở mức 2% cho đến hết năm 2016.
Như vậy, đề nghị bỏ mức thuế nhập khẩu xơ tổng hợp Polyseter 2% (Mã HS: 5503.20.00) của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) tạm thời chưa được chấp thuận.
Vẫn theo Bộ Công thương, hiện Tổ công tác liên ngành xử lý khó khăn, vướng mắc của Tập đoàn Dầu khí đang xây dựng phương án để vận hành trở lại dây chuyền sản xuất xơ PSF của PVTex.
Nhà máy Xơ sợi Polyester Đình Vũ là một trong những điển hình về đầu tư không hiệu quả. Tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (7.000 tỷ đồng) với dự định dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi với mục đích giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu.
Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, Nhà máy liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Năm 2015, PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 504 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2014, doanh thu của nhà máy này cũng chỉ đạt 992 tỷ đồng, lỗ 1.085 tỷ đồng.
Nhà máy đã phải dừng sản xuất để tiêu thụ sản phẩm tồn kho và và thu hồi vốn cho sản xuất, kinh doanh từ năm 2015. Nhà máy đã lỗi hẹn đưa vào khởi động trở lại trong quý 1/2016 và đến thời điểm này, sắp hết năm 2016 cũng chưa rõ thời điểm vận hành trở lại.

-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower