
-
Thương mại Việt Nam với châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 475 tỷ USD
-
Tháng đầu năm 2023, Xổ số kiến thiết Cần Thơ đạt doanh thu gần 520 tỷ đồng
-
Sabeco bứt phá với tinh thần “Đi lên cùng nhau“
-
Công nghiệp hỗ trợ: Cần cải thiện chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp
-
EVNNPC: Vượt thách thức, đảm bảo điện an toàn -
Xuất khẩu sắt thép cả năm 2022 giảm 3,8 tỷ USD so với 2021
Theo thông tin do PVTex cung cấp, thời gian qua, sản phẩm xơ polyester của doanh nghiệp này đã dần được khách hàng chấp nhận đưa vào sản xuất trên diện rộng sau một thời gian chạy thử nghiệm trên các nhà máy kéo sợi, nhất là một số doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Tuy nhiên, kể từ quý III/2014, việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đợt khủng hoảng giá dầu, cũng như sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà cung cấp nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong nước dù đang có nhu cầu thật sự vẫn chưa tìm đến nguồn cung cấp xơ sợi từ Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ.
![]() |
Ông Đào Văn Ngọc, Tổng giám đốc PVTex cho hay, những diễn biến bất ổn, khó lường của thị trường cộng với việc giá các nguyên liệu đầu vào liên tục thay đổi đã gây khó khăn trong việc hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm polyester Đình Vũ trên thị trường trong thời gian qua.
Trước tình hình này, Bộ Công thương đã có văn bản kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực xơ sợi và dệt may, các hiệp hội bông sợi, hiệp hội dệt may Việt Nam ưu tiên mua sản phẩm xơ sợi polyester của PVTex để làm nguyên liệu sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất trong nước, giúp PVTex vận hành tốt Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ.
Tính đến hết tháng 5/2015, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đã chính thức vận hành thương mại tròn 1 năm. Trong 6 tháng đầu năm 2015, PVTex đã nâng công suất Nhà máy lên hơn 90%, đồng thời đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của từng khách hàng.
Hiện tại, Nhà máy đã sản xuất được hơn 68.560 tấn xơ sợi, với tỷ lệ xuất bán trong nước khoảng 65% và xuất khẩu khoảng 35%. Chất lượng sản phẩm xơ sợi của PVtex ngày một ổn định, bắt đầu được các doanh nghiệp dệt khó tính như Phú Bài, Việt Thắng, Đông Quang chấp nhận….
Mặc dù nhu cầu tiêu dùng xơ sợi của các doanh nghiệp trong nước còn rất lớn, nhưng sản phẩm của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ vẫn phải tìm đường xuất khẩu. Trong khi đó, với công suất 175.000 tấn xơ sợi/năm, nếu bao tiêu toàn bộ cho thị trường trong nước, thì PVTex có thể đáp ứng khoảng 40% nhu cầu xơ sợi polyester của Việt Nam, giúp ngành dệt may giảm được ngoại tệ chi cho nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Đại diện PVTex thừa nhận, việc nhà máy phải xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài là bất đắc dĩ. Về lâu dài, việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước thuận lợi và hiệu quả hơn cho bản thân nhà máy, đồng thời mang lại lợi ích nhiều hơn cho nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, không riêng các doanh nghiệp thuộc Vinatex, mà tất cả doanh nghiệp trong ngành đều có nhu cầu mua xơ sợi từ chính các nhà cung cấp trong nước. Lợi thế mua tại chỗ là giảm thời gian chờ đợi, trong khi nhập khẩu ít nhất phải mất 3 tuần; giao dịch đơn giản, thuận tiện, các khách hàng phía Nam có thể nhận hàng từ chính kho của PVTex tại TP.HCM.
“Tuy nhiên, sản phẩm xơ sợi của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ cần tăng thêm độ ổn định về chất lượng, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp, đồng thời PVTex phải cam kết sẵn sàng về nguồn cung”, ông Trường nói.
Theo một số doanh nghiệp đã dùng xơ sợi Đình Vũ, nhược điểm của sản phẩm này là có sự khác biệt về chất lượng giữa các lô sản xuất. Bởi vậy, bài toán để sản phẩm này được thị trường chấp nhận trong thời gian tới vẫn là độ ổn định chất lượng, sự linh hoạt về cung cấp.
Việc Bộ Công thương có văn bản đề nghị các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh xơ sợi nội địa hỗ trợ mua sản phẩm xơ sợi polyester để tạo động lực thúc đẩy sản xuất trong nước là cần thiết, nhằm giúp PVTex thoát khó khăn trong giai đoạn sản phẩm mới thâm nhập thị trường. Nhưng về lâu dài, quyết định nằm ở chính doanh nghiệp. Khi sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cả về giá cả, chất lượng, dịch vụ…, thì sẽ không lo thiếu khách hàng.

-
Sabeco bứt phá với tinh thần “Đi lên cùng nhau“ -
Công nghiệp hỗ trợ: Cần cải thiện chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp -
EVNNPC: Vượt thách thức, đảm bảo điện an toàn -
Ngành da giày phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu đạt 38 - 39 tỷ USD -
Xuất khẩu sắt thép cả năm 2022 giảm 3,8 tỷ USD so với 2021 -
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ: Nỗ lực vượt bậc để hoàn thiện các công trình -
Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
1 10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
2 Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
-
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
4 Nhận diện thương vụ M&A điển hình thời bất động sản khát vốn
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/1
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"