-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
Tập đoàn Mavin hiện là 1 trong 3 công ty chăn nuôi lớn nhất Việt Nam |
Chăn nuôi nhỏ lẻ đặt ra một số rủi ro trong việc kiểm soát dịch bệnh như:
- Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường xây chuồng trại ngay sau nhà, sử dụng thực phẩm dư thừa cho heo ăn, nên nếu sử dụng các sản phẩm thịt lợn dư thừa sẽ dẫn đến dịch bệnh lây lan rất nhanh.
- Nhận thức về phòng, chống dịch bệnh của người chăn nuôi nhỏ còn chủ quan, lơ là và thiếu trách nhiệm. Việc sát trùng chuồng trại không thường xuyên, kiểm soát an toàn sinh học (ATSH) chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ.
Trong khi đó, các rủi ro này lại được kiểm soát rất tốt tại các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và khép kín. Theo đại diện Tập đoàn Mavin (1 trong 3 công ty chăn nuôi lớn nhất Việt Nam), chăn nuôi khép kín và ứng dụng công nghệ cao với quy trình kiểm soát an toàn sinh học chặt chẽ là giải pháp hiệu quả để Mavin ngăn chặn ASF tại các hệ thống trang trại của mình.
Một trong các đặc điểm để bảo vệ an toàn hệ thống trang trại chăn nuôi của Mavin trước rủi ro lây nhiễm dịch bệnh đó là là chăn nuôi khép kín. Mỗi trang trại có diện tích trung bình từ 3 – 5 ha, với hành lang bảo vệ môi trường rộng, ngăn cách với khu dân cư bên ngoài bởi hệ thống ao/sông, vườn cây.
Mavin cũng hạn chế tối đa tiếp xúc giữa con người và vật nuôi bằng việc tự động hóa nhiều khâu quan trọng trong chăn nuôi: Sử dụng hệ thống xe bồn vận chuyển cám, đổ thẳng vào silo chứa tại trang trại; Lắp đặt hệ thống truyền tải cám, máng ăn hiện đại, khi cho lợn ăn, công nhân chỉ cấn nhấn nút, cám sẽ đổ thẳng vào các máng ăn tự động. Nhờ đó, các trang trại của Mavin sử dụng rất ít nhân công vận hành (1 công nhân/1.500 heo).
Bên cạnh thực hiện đầy đủ chương trình vắc xin, tại các trang trại Mavin, quy trình kiểm soát an toàn sinh học được thực hiện chặt chẽ và nghiêm ngặt ngay cả khi không có dịch.
Bao gồm: 100% phương tiện vào trang trại đều được vệ sinh, sát trùng và nghỉ tại cổng trại 1h trước khi vào trang trại; Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, lối đi trong khu chăn nuôi (2-3 lần/tuần); Máng ăn, núm uống được vệ sinh hàng ngày và có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm; Áp dụng phương pháp “cùng vào, cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng.
Đặc điểm để bảo vệ an toàn hệ thống trang trạicủa Mavin trước rủi ro dịch bệnh là là chăn nuôi khép kín |
Các trang trại Mavin cũng hạn chế tối đa người lạ vào trong khu chăn nuôi, nếu cần thì phải thực hiện biện pháp cách ly 48h và không ăn các vật phẩm có nguồn gốc từ thịt mới được vào trong khu chuồng nuôi sau khi tắm sạch và sát trùng toàn thân.
Không chỉ chủ động kiểm soát quy trình chăn nuôi, Mavin cũng chủ động hoàn toàn về nguồn thức ăn cho vật nuôi nhờ sở hữu 5 Nhà máy thức ăn chăn nuôi hiện đại trên toàn quốc, đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn, sản xuất an toàn và vận chuyển an toàn.
Nhờ chủ động chăn nuôi theo một chuỗi khép kín, Mavin vẫn đảm bảo năng suất trong tâm bão dịch bệnh. Năm 2018, ước tính Mavin sở hữu 30.000 heo nái và cung cấp ra thị trường hơn 400.000 con heo thịt, là 1 trong 3 công ty có tổng đàn cao nhất tại Việt Nam.
Hiện Mavin đang hợp tác với hơn 100 trang trại chăn nuôi trên toàn quốc và vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới liên kết này để hỗ trợ người nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, bảo toàn đàn vật nuôi và thu nhập ngay cả khi có biến động từ thị trường hoặc dịch bệnh.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, cuộc khủng hoảng giá heo năm 2017 và Dịch tả heo Châu Phi năm 2019 sẽ định hình lại bức tranh ngành chăn nuôi Việt Nam, đẩy nhanh xu hướng liên kết chuỗi. Khi có ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi chăn nuôi khép kín như Mavin, chăn nuôi nông hộ cũng sẽ thu hẹp lại.
Để bắt kịp xu hướng này, bà con chăn nuôi nông hộ nên nghiên cứu và áp dụng mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, hiện đại hoặc liên kết với các doanh nghiệp như Mavin để tận dụng quy trình và công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Đây cũng là cách làm hướng đến chuyên nghiệp hóa, là bước chuyển tất yếu mà nhiều nền nông nghiệp lớn và phát triển trên thế giới đã đi qua.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024