Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Công nghiệp hỗ trợ và ý chí của người tí hon
Thanh Hương - 29/11/2016 08:22
 
Cho dù những cái bắt tay giữa doanh nghiệp Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia vẫn là cuộc chơi giữa những người tí hon và gã khổng lồ, nhưng lại là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp Việt lớn nhanh và ghi tên mình vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Vấn đề là chọn cách chơi để cùng thắng.

Nhu cầu tự thân

Tới thời điểm này, doanh thu năm 2016 của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội (HPC) đã có thể tính được hòm  hòm, đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, tăng chút đỉnh so với kế hoạch 950 tỷ đồng.

Đây là con số không tưởng với HPC 20 năm trước, năm 1996, khi đó mức doanh thu là 13 tỷ đồng và là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Được cổ phần hóa vào năm 2008, hiện giờ mức vốn nhà nước vẫn đang chi phối, 81,71% vốn điều lệ, nhưng HPC đang có một hình ảnh rất khác.

Thaco đang kêu gọi các doanh nghiệp cùng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô. Ảnh: Đức Thanh
Thaco đang kêu gọi các doanh nghiệp cùng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô. Ảnh: Đức Thanh

“Mọi sự thay đổi khi sản phẩm của chúng tôi được các tập đoàn công nghiệp lớn chấp nhận, đặt hàng, nghĩa là chúng tôi kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho các tập đoàn lớn”, ông Bùi Thành Nam, Tổng giám đốc HPC lý giải.

Trong danh mục đối tác của HPC đang có những cái tên danh tiếng như Toyota, Piaggio, LG… HPC cũng không ngần ngại giới thiệu là nhà máy nhựa vào loại tiên tiến, hiện đại hàng đầu của Việt Nam, là đầu tàu của Hà Nội và miền Bắc về công nghệ sản xuất các loại sản phẩm nhựa kỹ thuật công nghiệp đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhưng, mọi việc phải tính từ năm 1994. Đây là thời điểm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đà của làn sóng đầu tư lần nhất, mà đỉnh cao là năm 1996. Năm 1993, lần đầu tiên vốn thực hiện đạt 1 tỷ USD, tập trung vào các ngành sản xuất. Nhu cầu tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ của doanh nghiệp FDI bắt đầu tăng.

Ông Nam cho biết, năm 1994, Công ty bắt tay vào chương trình đổi mới thiết bị công nghệ, mua một số thiết bị từ Hàn Quốc, Hồng Kông… kèm theo thiết bị phụ trợ, đầu tư máy phay CNC (máy tiện cơ khí được điều khiển băng máy tính), máy xung điện CNC và kết hợp với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chuyển giao công nghệ CAD/CAM/CAE trong thiết kế khuôn nhựa. 

Trong năm 1995, Công ty xây dựng định hướng tập trung nghiên cứu sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp trên nền công nghệ ép phun và thiết kế chế tạo các bộ khuôn nhựa.

Cùng năm, HPC đã nhận được đơn hàng của Công ty xe máy VMEP, rồi tiếp đó là Công ty Honda Việt Nam (1996), xuất khẩu sang Nhật Bản cho 3 công ty (1998) và sau đó là Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam, Piaggio Việt Nam, LG Electronic, Piaggio hay Panasonic.

Từ 1 nhà máy 3.500 m2, hiện Công ty có 2 nhà máy với tổng diện tích 4,6 ha, trang bị 120 máy ép phun từ 50 tấn đến 2.500 tấn, 10 trung tâm gia công CNC, 4 máy xung CNC và các máy gia công cắt gọt khác để chủ động thiết kế và chế tạo các bộ khuôn cho khách hàng.

Không phải doanh nghiệp ngành cơ khí nào cũng có được chặng đường phát triển nhiều dấu ấn như HPC. Cùng thế hệ với HPC, nhiều doanh nghiệp cơ khí đã biến mất. Ngay chính ông Nam cũng thừa nhận, không dễ bước chân được vào con đường đi cùng với người khổng lồ, để có mặt trong chuỗi giá trị toàn cầu khi doanh nghiệp Việt luôn ở thế yếu.

“Vấn đề là phải chủ động tìm hiểu, phải quyết tâm chọn chiến lược thâm nhập sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu, chứ nếu thụ động đợi khách hàng và ngần ngại chi cho đổi mới công nghệ thì tâm lý thế yếu sẽ bó chặt chân doanh nghiệp Việt”, ông Nam nói.

Ngại đổi mới hay tâm lý thụ động của doanh nghiệp Việt không phải mới và cho đến giờ chưa thực sự được giải thoát. Thậm chí, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nhiều năm liền coi đây là nội dung được bàn luận sâu. Năm nay, VBF 2016 còn chọn làm chủ đề chính.

Đại diện Công ty Samsung Điện tử khi nói về quá trình bồi dưỡng nhà cung ứng Việt Nam vẫn nhắc lại lực cản từ chính doanh nghiệp mà họ đã chọn.

“Khi thực hiện đổi mới, chúng tôi gặp phản kháng của nhân viên Công ty khi muốn đi theo lối mòn sản xuất cũ, vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của mình. Do vậy, lúc đầu có nhiều bất mãn trong nội bộ Công ty”, đại diện Công ty Samsung Điện tử kể về trường hợp Công ty Việt Hưng, doanh nghiệp Việt đầu tiên được lựa chọn trong chương trình nhà cung ứng của Samsung Điện tử.

Tất nhiên, sau đó, tình hình đã thay đổi 100% khi các chuyên gia Samsung tiến hành 13 tuần hỗ trợ, 2 tuần đầu để phân tích trình độ hiện tại, 11 tuần chỉ đạo cải tạo hiện trường nhà xưởng. Sau đó, chính nội bộ doanh nghiệp đã tự tìm cách để cải tổ chính mình.

Chiến lược chọn mắt xích

Thực tế từ HPC hay các nhà cung cấp Việt Nam của Samsung cho thấy, gia nhập chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia để từ đó có cơ hội phát triển sản xuất, phát triển công nghiệp phụ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam là con đường tất yếu.

Tuy nhiên, trở thành mắt xích nhỏ hay mắt xích lớn trong dây chuyền của các thương hiệu toàn cầu còn phụ thuộc vào chiến lược, ý chí của các doanh nghiệp.

Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) là một ví dụ khác. Được thành lập vào năm 1997 với người sáng lập là ông Trần Bá Dương, năm 2001, Thaco bắt tay vào lắp ráp dòng xe tải nhẹ tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai. Song phải tới khi Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp Chu Lai – Trường Hải tại Quảng Nam khởi công vào năm 2003, chiến lược trở thành mặt xích lớn trong chuỗi giá trị sản xuất của Thaco mới lộ rõ.

Bên cạnh việc bắt tay với các thương hiệu Kia và Mazda để sản xuất, bán ô tô ngay cho thị trường Việt Nam thông qua các nhà máy sản xuất, lắp ráp, Thaco đã đầu tư các nhà máy công nghiệp hỗ trợ, từ cơ khí, gia công thép, điện lạnh vào năm 2009. Hướng đi này được tiếp tục khi năm 2013-2014, nhà máy sản xuất kính, dây diện, nhựa… của Công ty được đưa vào sản xuất.

Tại Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp Chu Lai – Trường Hải, Thaco đã dành khoảng 268 ha xây dựng khu riêng cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.

“Chúng tôi kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, hướng tới các doanh nghiệp có công nghệ, có sản phẩm, tạo ra sự kết hợp giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mục đích là để chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất”, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐTV Công ty Thaco cho biết kế hoạch mà Thaco vẫn đang đeo đuổi.

Cũng phải nói thêm, với vai trò đầu tàu sản xuất, lắp ráp ô tô Kia và Mazda tại Việt Nam, Thaco đang thể hiện khát vọng xuất khẩu xe nguyên chiếc được sản xuất tại Việt Nam ra thị trường ASEAN, trở thành doanh nghiệp Việt có vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN.

Đây là lý do mà người sáng lập Thaco đã tuyên bố sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, kể cả trong nước và nước ngoài, đến Chu Lai cùng đầu tư công nghiệp hỗ trợ cho tô tô. Trong giai đoạn đầu, việc vận chuyển hàng hoá trên tuyến container Chu Lai tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Phòng Thành (Trung Quốc) và TP.HCM sẽ được Thaco hỗ trợ.

Ngoài ra, từ năm 2010, Thaco đã đầu tư mở Trường Đào tạo nghề, xác định rõ mục tiêu cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp của mình và những đối tác, nhằm giảm bớt áp lực khi đầu tư tại những vùng vốn khó khăn.

Vào lúc này, việc Thaco nổi lên trong vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô đã khá rõ nét, cho dù con đường đi vẫn còn dài.

Người sáng lập Trần Bá Dương vẫn cho rằng, Nhà nước cần có chính sách tốt để tạo động lực cho doanh nghiệp Việt đầu tư vào sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, song cách đi của Thaco cũng như HPC cho thấy, chiến lược đầu tư công nghệ bài bản và sự chủ động chọn vị trí trong chuỗi giá trị có lẽ là chìa khóa để doanh nghiệp Việt không bị ra rìa trong cuộc chơi hội nhập.

Công nghiệp hỗ trợ và ý chí của người tí hon

Thanh Hương

Cho dù những cái bắt tay giữa doanh nghiệp Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia vẫn là cuộc chơi giữa những người tí hon và gã khổng lồ, nhưng lại là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp Việt lớn nhanh và ghi tên mình vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Vấn đề là chọn cách chơi để cùng thắng.

Nhu cầu tự thân

Tới thời điểm này, doanh thu năm 2016 của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội (HPC) đã có thể tính được hòm  hòm, đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, tăng chút đỉnh so với kế hoạch 950 tỷ đồng.

Đây là con số không tưởng với HPC 20 năm trước, năm 1996, khi đó mức doanh thu là 13 tỷ đồng và là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Được cổ phần hóa vào năm 2008, hiện giờ mức vốn nhà nước vẫn đang chi phối, 81,71% vốn điều lệ, nhưng HPC đang có một hình ảnh rất khác.

“Mọi sự thay đổi khi sản phẩm của chúng tôi được các tập đoàn công nghiệp lớn chấp nhận, đặt hàng, nghĩa là chúng tôi kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho các tập đoàn lớn”, ông Bùi Thành Nam, Tổng giám đốc HPC lý giải.

Trong danh mục đối tác của HPC đang có những cái tên danh tiếng như Toyota, Piaggio, LG… HPC cũng không ngần ngại giới thiệu là nhà máy nhựa vào loại tiên tiến, hiện đại hàng đầu của Việt Nam, là đầu tàu của Hà Nội và miền Bắc về công nghệ sản xuất các loại sản phẩm nhựa kỹ thuật công nghiệp đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhưng, mọi việc phải tính từ năm 1994. Đây là thời điểm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào đà của làn sóng đầu tư lần nhất, mà đỉnh cao là năm 1996. Năm 1993, lần đầu tiên vốn thực hiện đạt 1 tỷ USD, tập trung vào các ngành sản xuất. Nhu cầu tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ của doanh nghiệp FDI bắt đầu tăng.

Ông Nam cho biết, năm 1994, Công ty bắt tay vào chương trình đổi mới thiết bị công nghệ, mua một số thiết bị từ Hàn Quốc, Hồng Kông… kèm theo thiết bị phụ trợ, đầu tư máy phay CNC (máy tiện cơ khí được điều khiển băng máy tính), máy xung điện CNC và kết hợp với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội chuyển giao công nghệ CAD/CAM/CAE trong thiết kế khuôn nhựa. 

Trong năm 1995, Công ty xây dựng định hướng tập trung nghiên cứu sản xuất sản phẩm nhựa công nghiệp trên nền công nghệ ép phun và thiết kế chế tạo các bộ khuôn nhựa.

Cùng năm, HPC đã nhận được đơn hàng của Công ty xe máy VMEP, rồi tiếp đó là Công ty Honda Việt Nam (1996), xuất khẩu sang Nhật Bản cho 3 công ty (1998) và sau đó là Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam, Piaggio Việt Nam, LG Electronic, Piaggio hay Panasonic.

Từ 1 nhà máy 3.500 m2, hiện Công ty có 2 nhà máy với tổng diện tích 4,6 ha, trang bị 120 máy ép phun từ 50 tấn đến 2.500 tấn, 10 trung tâm gia công CNC, 4 máy xung CNC và các máy gia công cắt gọt khác để chủ động thiết kế và chế tạo các bộ khuôn cho khách hàng.

Không phải doanh nghiệp ngành cơ khí nào cũng có được chặng đường phát triển nhiều dấu ấn như HPC. Cùng thế hệ với HPC, nhiều doanh nghiệp cơ khí đã biến mất. Ngay chính ông Nam cũng thừa nhận, không dễ bước chân được vào con đường đi cùng với người khổng lồ, để có mặt trong chuỗi giá trị toàn cầu khi doanh nghiệp Việt luôn ở thế yếu.

“Vấn đề là phải chủ động tìm hiểu, phải quyết tâm chọn chiến lược thâm nhập sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu, chứ nếu thụ động đợi khách hàng và ngần ngại chi cho đổi mới công nghệ thì tâm lý thế yếu sẽ bó chặt chân doanh nghiệp Việt”, ông Nam nói.

Ngại đổi mới hay tâm lý thụ động của doanh nghiệp Việt không phải mới và cho đến giờ chưa thực sự được giải thoát. Thậm chí, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nhiều năm liền coi đây là nội dung được bàn luận sâu. Năm nay, VBF 2016 còn chọn làm chủ đề chính.

Đại diện Công ty Samsung Điện tử khi nói về quá trình bồi dưỡng nhà cung ứng Việt Nam vẫn nhắc lại lực cản từ chính doanh nghiệp mà họ đã chọn.

“Khi thực hiện đổi mới, chúng tôi gặp phản kháng của nhân viên Công ty khi muốn đi theo lối mòn sản xuất cũ, vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của mình. Do vậy, lúc đầu có nhiều bất mãn trong nội bộ Công ty”, đại diện Công ty Samsung Điện tử kể về trường hợp Công ty Việt Hưng, doanh nghiệp Việt đầu tiên được lựa chọn trong chương trình nhà cung ứng của Samsung Điện tử.

Tất nhiên, sau đó, tình hình đã thay đổi 100% khi các chuyên gia Samsung tiến hành 13 tuần hỗ trợ, 2 tuần đầu để phân tích trình độ hiện tại, 11 tuần chỉ đạo cải tạo hiện trường nhà xưởng. Sau đó, chính nội bộ doanh nghiệp đã tự tìm cách để cải tổ chính mình.

Chiến lược chọn mắt xích

Thực tế từ HPC hay các nhà cung cấp Việt Nam của Samsung cho thấy, gia nhập chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia để từ đó có cơ hội phát triển sản xuất, phát triển công nghiệp phụ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam là con đường tất yếu.

Tuy nhiên, trở thành mắt xích nhỏ hay mắt xích lớn trong dây chuyền của các thương hiệu toàn cầu còn phụ thuộc vào chiến lược, ý chí của các doanh nghiệp.

Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) là một ví dụ khác. Được thành lập vào năm 1997 với người sáng lập là ông Trần Bá Dương, năm 2001, Thaco bắt tay vào lắp ráp dòng xe tải nhẹ tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai. Song phải tới khi Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp Chu Lai – Trường Hải tại Quảng Nam khởi công vào năm 2003, chiến lược trở thành mặt xích lớn trong chuỗi giá trị sản xuất của Thaco mới lộ rõ.

Bên cạnh việc bắt tay với các thương hiệu Kia và Mazda để sản xuất, bán ô tô ngay cho thị trường Việt Nam thông qua các nhà máy sản xuất, lắp ráp, Thaco đã đầu tư các nhà máy công nghiệp hỗ trợ, từ cơ khí, gia công thép, điện lạnh vào năm 2009. Hướng đi này được tiếp tục khi năm 2013-2014, nhà máy sản xuất kính, dây diện, nhựa… của Công ty được đưa vào sản xuất.

Tại Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp Chu Lai – Trường Hải, Thaco đã dành khoảng 268 ha xây dựng khu riêng cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.

“Chúng tôi kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, hướng tới các doanh nghiệp có công nghệ, có sản phẩm, tạo ra sự kết hợp giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mục đích là để chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất”, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐTV Công ty Thaco cho biết kế hoạch mà Thaco vẫn đang đeo đuổi.

Cũng phải nói thêm, với vai trò đầu tàu sản xuất, lắp ráp ô tô Kia và Mazda tại Việt Nam, Thaco đang thể hiện khát vọng xuất khẩu xe nguyên chiếc được sản xuất tại Việt Nam ra thị trường ASEAN, trở thành doanh nghiệp Việt có vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN.

Đây là lý do mà người sáng lập Thaco đã tuyên bố sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, kể cả trong nước và nước ngoài, đến Chu Lai cùng đầu tư công nghiệp hỗ trợ cho tô tô. Trong giai đoạn đầu, việc vận chuyển hàng hoá trên tuyến container Chu Lai tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Phòng Thành (Trung Quốc) và TP.HCM sẽ được Thaco hỗ trợ.

Ngoài ra, từ năm 2010, Thaco đã đầu tư mở Trường Đào tạo nghề, xác định rõ mục tiêu cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp của mình và những đối tác, nhằm giảm bớt áp lực khi đầu tư tại những vùng vốn khó khăn.

Vào lúc này, việc Thaco nổi lên trong vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô đã khá rõ nét, cho dù con đường đi vẫn còn dài.

Người sáng lập Trần Bá Dương vẫn cho rằng, Nhà nước cần có chính sách tốt để tạo động lực cho doanh nghiệp Việt đầu tư vào sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, song cách đi của Thaco cũng như HPC cho thấy, chiến lược đầu tư công nghệ bài bản và sự chủ động chọn vị trí trong chuỗi giá trị có lẽ là chìa khóa để doanh nghiệp Việt không bị ra rìa trong cuộc chơi hội nhập.
Công nghiệp hỗ trợ với nỗi lo thiếu nhân sự trình độ cao
Đầu tư mở rộng sản xuất, các công nghệ và thiết bị, máy móc hiện đại là yêu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư