-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
DNSE đẩy mạnh tăng vốn trước thềm IPO và niêm yết sàn HoSE. Ảnh: Lê Toàn |
Lên sàn với tham vọng vốn hóa lớn
Kết thúc năm 2023, top 10 thị phần trên sàn HoSE tiếp tục thuộc về nhóm công ty chứng khoán lớn như Công ty cổ phần Chứng khoán VPS, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (mã SSI), Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC, mã HCM), Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã VND), Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap (mã VCI)…
Dù không nằm trong danh sách trên, nhưng gần đây, Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE bất ngờ gây sự chú ý của cổ đông khi tiến hành chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) 30 triệu cổ phiếu với giá từ 30.000 đồng/cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, Công ty sẽ được định giá khoảng 9.900 tỷ đồng, tương đương nhóm công ty tầm trung là Công ty cổ phần Chứng khoán MB (mã MBS - vốn hóa 10.328 tỷ đồng), Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (mã FTS - vốn hóa 9.613 tỷ đồng).
Thêm nữa, tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu DNSE, DNSE đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đạt 5 triệu khách hàng, vốn hóa 72.000 tỷ đồng (3 tỷ USD), lợi nhuận 2.400 tỷ đồng (100 triệu USD). Mục tiêu vốn hóa này vượt vốn hóa của công ty chứng khoán TOP đầu hiện tại như SSI, VNDirect, HSC, Vietcap…, dù quy mô tài sản của nhóm đang lần lượt bằng 7,4 lần, 5,58 lần, 2,24 lần và 2,27 lần so với DNSE.
Về cơ sở định giá cổ phiếu, Ban lãnh đạo DNSE cho biết, Công ty hiện có động lực tăng trưởng mạnh mẽ là nền tảng công nghệ đầu tư với hệ thống sản phẩm khác biệt, đi đầu trên thị trường. DNSE kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận vượt bậc đến từ mạng lưới phát triển khách hàng thông qua kết nối API với các đối tác như ZaloPay. Hiện DNSE là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình này và đó là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp.
Như vậy, DNSE chủ yếu dựa trên kỳ vọng và đặt giả định trên việc mở rộng khách hàng bằng việc kết hợp với ví điện tử. Tuy nhiên, chứng khoán là một ngành khá đặc thù, chất lượng tài khoản được mở là điều mà nhà đầu tư quan tâm, vì số lượng tài khoản được mở sẽ không tương ứng với giá trị giao dịch, cũng như phí thu được.
Thực tế, việc kinh doanh của nhóm công ty chứng khoán phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế, chính sách điều hành lãi suất và dòng vốn vào thị trường, nên liên tục biến động tương đối mạnh trong thời gian ngắn, thay vì ổn định như kỳ vọng của DNSE.
Một môi giới tại công ty chứng khoán Top 5 thị phần sàn HoSE chia sẻ: “Thực tế, không phải mọi khách hàng đều đóng góp phí như nhau. 80% phí thu được thường chỉ đến từ 20% khách hàng lớn. Vì vậy, nhiều công ty chứng khoán hiện nay tập trung phát triển chất lượng môi giới, chất lượng mở tài khoản, hơn là chạy đua theo số lượng tài khoản mở mới”.
Đẩy mạnh tăng vốn trước khi chào sàn HoSE
DNSE được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 38 tỷ đồng, hiện đã nâng lên 3.000 tỷ đồng - bằng 78,9 lần thời điểm thành lập. Trong đó, trước thời điểm IPO, Công ty liên tục tăng vốn điều lệ từ 160 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng vào tháng 7/2021 và lên 3.000 tỷ đồng vào tháng 5/2022.
Về cơ cấu cổ đông, tính tới ngày 30/9/2023, DNSE có hai cổ đông lớn gồm Công ty cổ phần Công nghệ Tài chính Encapital sở hữu 56,1% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Encapital Holdings sở hữu 11% vốn điều lệ. Còn lại 32,9% vốn điều lệ thuộc về cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Tính tới ngày 31/12/2023, quy mô tài sản của DNSE lên tới 7.446 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) ghi nhận 2.765,5 tỷ đồng, chiếm 37,1% tổng tài sản; các khoản cho vay ghi nhận 2.483,1 tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng tài sản; các khoản đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 729,68 tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng tài sản…
Điểm đáng lưu ý, về cơ cấu tài sản trong mục khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM), DNSE đang nắm giữ 630,22 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, chiếm 8,5% tổng tài sản. Trong đó, Công ty không thuyết minh giá trị khoản đầu tư trái phiếu của doanh nghiệp cụ thể nào.
Gần đây, thị trường bất động sản gặp khó khăn kéo theo nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lãi và gốc trái phiếu. Dù việc trả nợ trái phiếu được gia hạn thêm tối đa 2 năm, nhưng khó khăn tài chính vẫn hiện hữu và việc nắm giữ trái phiếu là điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý đối với danh mục đầu tư của nhóm công ty chứng khoán nói chung và DNSE nói riêng.
-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024