
-
Nhập khẩu thép HRC khổ rộng tháng 6/2025 tăng 26 lần so với cùng kỳ năm ngoái
-
Việt Nam là địa chỉ cung ứng hàng hóa tin cậy
-
TTC Agris đề xuất mô hình Demofarm nông nghiệp công nghệ cao gắn với mía tại Gia Lai
-
SMC tiếp tục ghi danh Top 100 công ty sở hữu cần trục lớn nhất thế giới năm 2025
-
Từ “sống lưng khủng long” đến những cánh đồng pin mặt trời -
Tính ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải tách bạch các khoản thu nhập
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành game Việt đứng trước nhiều thách thức về nhu cầu nhân sự.
Hiện lực lượng nhân sự không đáp ứng đủ về chất lượng và lượng. Điều này mở ra vô vàn cơ hội cho lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản trong tương lai gần đây.
Công nghệ mới như 5G, Blockchain, điện toán đám mây, cùng với sự cải tiến mạnh mẽ về các thiết bị chơi Game online (PC, smartphone), Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có sự tăng trưởng lớn nhất về lượng người chơi Game, doanh thu và lợi nhuận.
Hơn nữa, số lượng các công ty và cá nhân Việt Nam tham gia sản xuất và phát hành Game cho thị trường toàn cầu đông đảo.
Thời điểm năm 2021, Google thống kê tại Việt Nam có khoảng 430.000 nhà phát triển Game. Theo báo cáo từ VGDA, thị trường Game Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024.
Sự phát triển không ngừng này sẽ đem đến nhiều cơ hội về việc làm cũng như mức lương vô cùng hấp dẫn cho các vị trí then chốt như lập trình và thiết kế Game.
Theo ông Trương Ngọc Cường, Giám đốc điều hành Công ty IKame Việt Nam, ngành lập trình và thiết kế Game hiện có tiềm năng lớn và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay cũng như những năm tiếp theo.
![]() |
Gamota phát hành tựa game đình đám Zenless Zone Zero 2024 |
Theo thống kê từ Salary Expert, mức lương trung bình cho vị trí Game Developer (lập trình game) hiện đạt khoảng 187 triệu đồng/năm, vị trí Game Designer (thiết kế game) đạt khoảng 430 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất Game cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nghề nghiệp mới, mở rộng ra nhiều loại hình đa dạng như marketing, quảng cáo, streamer...
Theo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, với khoảng 200 doanh nghiệp đang sản xuất Game hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng cho loại hình công việc này có thể lên đến hàng nghìn nhân sự. Tuy nhiên, với khối lượng công việc và yêu cầu chuyên môn cao, nhu cầu nhân sự chất lượng trong khối ngành Game cũng đang được các công ty siết chặt.
Với dân số trẻ và dễ dàng tiếp nhận công nghệ mới, Việt Nam đang sở hữu những cộng đồng người chơi Game vô cùng lớn mạnh và phát triển. Điều này thôi thúc nhiều nhân tài bước ra từ các trường đại học danh giá với đa dạng các chuyên ngành khác nhau lấn sân vào ngành Game.
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển ấn tượng và tiềm năng nghề nghiệp lớn, ngành Game đang phải đối mặt với bài toán nhân sự khó nhằn. Chỉ 30% nhân sự tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
Ngành Game đòi hỏi những nhà phát triển cần có kiến thức và chuyên môn đặc thù. Ví dụ, các lập trình Game cần có kỹ năng và tư duy nhanh nhạy về logic code, cân bằng cả về ngôn ngữ lập trình và cập nhật những xu hướng nhanh chóng.
Theo bà Vũ Thị Trang, CEO Công ty Phát hành Game Gamota, nhu cầu tuyển dụng các bạn khối ngành đồ hoạ, lập trình mỗi năm của công ty đều rất lớn. Tuy nhiên, sẽ rất khó để họ đi lâu dài cùng ngành khi đa số họ là dân trái ngành.
“Khi bước vào một môi trường đặc thù như Game họ mất nhiều thời gian hơn để đào tạo kiến thức chuyên sâu. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp cho các công ty vì nguồn lực nhân sự có thể đào tạo sẽ bị hạn chế. Do đó, việc các bạn ứng viên được đào tạo bài bàn ngay từ đầu sẽ có giá trị rất lớn cho doanh nghiệp”, bà Trang cho biết.
Được biết, gần đây Gameloft - nhà phát triển và phát hành trò chơi điện tử có trụ sở tại Paris, Pháp từng đưa 20 chuyên viên sang để đào tạo nhân sự ở Việt Nam cho vị trí Game Designer. Vị trí này ở Việt Nam đang rất hiếm, được săn đón với những đãi ngộ cực tốt.
Tuy nhiên do những hạn chế về đào tạo mà Việt Nam chưa phát triển những ngành học này. Trong khi đó, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động và giàu tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh phát triển Game.
Để giải bài toán nhân lực trong ngành Game, các đơn vị liên quan đã bắt đầu tiến hành hợp tác chiến lược.
Mới đây Gamota đã chính thức bắt tay cùng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) trong lĩnh vực đào tạo thiết kế và phát triển Game.
Sự hợp tác này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ giải trí.
Trong khuôn khổ hợp tác cùng PTIT, Gamota cam kết không chỉ mang đến cho sinh viên cơ hội học tập và thực hành trực tiếp với các chuyên gia hàng đầu trong ngành, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp.

-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 16/7/2025 -
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải tiêu thụ gần 99% tro xỉ phát sinh -
SMC tiếp tục ghi danh Top 100 công ty sở hữu cần trục lớn nhất thế giới năm 2025 -
Từ “sống lưng khủng long” đến những cánh đồng pin mặt trời -
Hộ kinh doanh cần hỗ trợ theo cách “cầm tay chỉ việc” -
Tính ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải tách bạch các khoản thu nhập -
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Kinh tế tư nhân gánh vác trọng trách quốc gia
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng