-
Digiworld đặt kế hoạch lợi nhuận giảm
-
Thua lỗ sâu, Agifish vẫn được định giá cao
-
[Ảnh] Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Biwase
-
ĐHĐCĐ Biwase: Nhiều nhà đầu tư tham gia, đủ điều kiện tổ chức Đại hội
-
Cổ phiếu nhà Vingroup bật tăng, dòng tiền giao dịch sôi động -
Xây dựng Hòa Bình xin gia hạn báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 đến ngày 12/5
Công ty Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và năm 2022.
Theo báo cáo này, doanh nghiệp đã phát sinh 1.075 tỷ đồng nợ vay trong năm 2022, trong khi cuối năm trước chỉ vay 2 tỷ đồng. Nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn khá cân đối. Điều này là sự khác biệt lớn nhất của Coteccons dưới thời Chủ tịch HĐQT Bolat Duisenov. Trước đây khi ông Nguyễn Bá Dương làm Chủ tịch, Coteccons "nói không" với nợ vay.
Tính đến cuối năm 2022, Coteccons có gần 2.100 tỷ đồng tiền nhàn rỗi và khoản đầu tư trái phiếu gần 567 tỷ đồng. Công ty dành gần 249 tỷ đồng tiền nhàn rỗi đầu tư vào cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Trong đó, các khoản đầu tư lớn trong danh mục gồm chứng chỉ quỹ KIM GROWTH VN30 ETF (49,5 tỷ đồng), FPT (hơn 28 tỷ đồng) và MWG (gần 26 tỷ đồng), còn lại không được thuyết minh chi tiết. Coteccons phải trích lập dự phòng gần 61 tỷ đồng cho các khoản đầu tư trên.
Tổng tài sản của Coteccons tăng 26% so với đầu năm, lên gần 18.965 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 11.231 tỷ đồng, chủ yếu từ khách hàng (gần 10.927 tỷ đồng) và đã được doanh nghiệp trích lập dự phòng 1.049 tỷ đồng. Khoản dự phòng nợ xấu này chủ yếu đến từ Công ty TNHH Bất động sản Ngôi sao Việt - đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh và CTCP Đầu tư Minh Việt.
Quý IV/2022, Coteccons có doanh thu gấp hơn 2 lần cùng kỳ, đạt 6.230 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gần 19 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ hơn 63 tỷ đồng cùng kỳ. Lợi nhuận đến từ hoàn nhập chi phí công trình phải trả lớn hơn chi phí thực tế phát sinh và hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình.
Cả năm, công ty doanh thu tăng 60%, đạt gần 14.539 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chưa đầy 21 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước và là mức thấp nhất lịch sử hoạt động. Nguyên nhân do giá vốn tăng cao, tăng tương ứng mức tăng doanh thu. Các loại chi phí như tài chính, quản lý đều gia tăng mạnh mẽ.
Như vậy, công ty hoàn thành 97% kế hoạch doanh thu và vượt 4% lợi nhuận năm. Cần lưu ý, mục tiêu năm 2022 về lợi nhuận chỉ 20 tỷ đồng, giảm gần 17% so với thực hiện năm trước và thấp nhất lịch sử.
-
[Ảnh] Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Biwase -
Doanh nghiệp phân phối ủy quyền Mercedes đặt kế hoạch lãi 310 tỷ đồng năm nay -
Trễ hẹn trả cổ tức 2021, Hải Phát nêu lý do chưa cân đối được dòng tiền -
Hodeco đặt kế hoạch tăng trưởng năm 2023 và không trả cổ tức tiền mặt -
Bóng đèn Điện Quang dự kiến không chia cổ tức năm 2022 -
ĐHĐCĐ Biwase: Nhiều nhà đầu tư tham gia, đủ điều kiện tổ chức Đại hội -
Cổ phiếu nhà Vingroup bật tăng, dòng tiền giao dịch sôi động
-
1 GDP tăng thấp kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước mạnh tay hạ tiếp 0,3-0,5% loạt lãi suất điều hành
-
2 Bình Định khởi công tuyến đường ven biển mới, tổng vốn 1.490 tỷ đồng
-
3 Doanh nghiệp lại kêu cứu - Bài 1: Khó hoạt động bởi quy định phòng cháy chữa cháy
-
4 Đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam: Đề xuất kịch bản tối ưu
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
Tự động hóa - Xu hướng tất yếu trong các nhà máy sản xuất hiện đại
-
Marriott International tiếp cận cột mốc 1.000 khách sạn tại châu Á - Thái Bình Dương
-
VietinBank SME SIMPLE+: Giải pháp đột phá dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Công bố Top 10 Công ty Xây dựng năm 2023
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn Bên cho thuê 8 tàu bay A320NEO
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc