
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil
-
Nửa đầu năm 2025, tăng trưởng của TP.HCM mới đạt 6,56%
-
Nghệ An làm việc với Tập đoàn SK (Hàn Quốc) thu hút đầu tư
-
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil -
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao
![]() |
CPI Hà Nội tăng 1,07% trong tháng Tết |
Trong tháng 1, có 10/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước. Tăng cao nhất là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,75% do gần Tết Nguyên đán nhu cầu xây dựng mới và sửa chữa nhà ở tăng; tiếp đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,68%, trong đó lương thực tăng 0,94%; thực phẩm tăng 2%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,08%.
Dịp Tết là thời điểm giá đồ uống và thuốc lá tăng cao 0,81%; các nhóm hàng còn lại có chỉ số giá tăng như giao thông tăng 0,53%; dịch vụ khám sức khỏe tăng 0,45%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,37%... Riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,15% so với tháng trước.
Chỉ số giá vàng tháng 1 tăng cao 3,69% so với tháng trước và tăng 18,73% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá USD giảm nhẹ 0,04% và tăng 0,02%.
Tính chung cả nước, chỉ số CPI tháng 1/2020 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cũng tăng 1,23% so với tháng 12/2019. Đây là mức tăng đã được dự báo trước, khi mà tháng Một năm nay, có tới hai kỳ nghỉ Tết - Tết Dương lịch 2020 và Tết Nguyên đán Canh Tý.
Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân chủ yếu làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2020 tăng mạnh như vậy.
Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 1/2020, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Trong đó, Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 2,29%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán (lương thực tăng 0,79%; thực phẩm tăng khá cao 2,6% làm CPI chung tăng 0,59%; ăn uống ngoài gia đình tăng 2,26% làm CPI chung tăng 0,2%).
Nhóm giao thông tăng 0,69%, do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 31/12/2019 và điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 16/1/2020, làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 1,29%, tác động làm CPI chung tăng 0,05%.
Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại và bảo dưỡng phương tiện cuối năm tăng nên giá dịch vụ giao thông công cộng và giá bảo dưỡng phương tiện tăng lần lượt 1,78% và 0,42%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,65%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,33%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,27%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,25%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,17%; giáo dục tăng 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,92%.
Riêng nhóm bưu chính - viễn thông giảm 0,03%.

-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil -
Sẽ có học bổng và tín dụng ưu đãi sau tốt nghiệp cho nhân lực công nghệ cao -
Tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Thương mại điện tử -
Tháo gỡ vướng mắc các dự án để tạo đột phá tăng trưởng cho tỉnh Gia Lai -
Đề xuất thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội -
Bộ Công an nói gì về vụ sữa giả HIUP và thực phẩm Ofood? -
Trong năm nay, tất cả thủ tục liên quan đến doanh nghiệp sẽ được giải quyết trực tuyến
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số