Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
CPI tháng 4 tăng trở lại
Nguyên Đức - 24/04/2014 12:32
 
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2014 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 0,88% so với tháng 12/2013. Đây là mức tăng thấp nhất trong 13 năm trở lại đây.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kinh tế quý I: GDP tăng 4,96%, xuất siêu 1 tỷ USD
Bất thường CPI quý I/2014
CPI tháng 3 giảm mạnh 0,44%

Sau khi ghi nhận mức giảm 0,44% so với tháng trước, CPI đã tăng trở lại trong tháng 4/2014, với mức tăng rất thấp - 0,08%.

  CPI tháng 4 tăng trở lại  
  Tháng 4/2014, tất cả các nhóm hàng đều có mức tăng thấp  

Tuy nhiên, đây là mức tăng so với tháng trước. Còn nếu so với cùng kỳ, CPI tháng 4/2014 tăng 4,45%. So với tháng 12/2013, con số này là 0,88% - mức tăng được ghi nhận là thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

Việc CPI tháng 4 tăng thấp, đúng hơn gần như không tăng, theo ông Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, là đúng quy luật diễn biến CPI của Việt Nam: tháng 3, tháng 4 thường giảm hoặc không tăng.

Thực tế, nhìn từ năm 2008 trở lại đây, CPI các tháng 4, ngoại trừ của hai năm có lạm phát cao là 2008 và 2011, có mức tăng cao, tương ứng tăng 2,2% và 3,32%, thì đều tăng rất thấp.

Cụ thể, CPI tháng 4 năm ngoái tăng 0,02%; năm 2012 tăng 0,05%; còn năm 2010 là 0,14%; trong khi năm 2009 là 0,35%.

Mức tăng 0,88% của CPI tháng 4 so với tháng 12/2013 cũng được ghi nhận là rất thấp.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI tháng 4/2013 so với tháng 12/2012 là 2,41%. Ở cùng hệ so sánh, CPI tháng 4/2012 tăng 2,6%; trong khi tháng 4/2011 tăng 9,64%; còn tháng 4/2010 tăng 4,27%.

“Với lạm phát hiện giờ chỉ là 0,88%, các tháng giữa năm CPI cũng tăng không cao, thì khả năng, cả năm nay, lạm phát chỉ ở mức 4-5%”, ông Ân nói và cho rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến CPI tháng 4/2014 tăng thấp là vì sức mua của nền kinh tế vẫn còn yếu.

Quay trở lại với diễn biến CPI tháng 4/2014, có thể thấy, tất cả các nhóm hàng đều có mức tăng thấp.

Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,15%; trong đó thực phẩm tăng 0,27%, còn lương thực giảm 0,26%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%.

Nhà ở và vật liệu xây dựng, cũng như bưu chính - viễn thông tiếp tục giảm giá, tương ứng giảm 0,56% và 0,14%.

Các nhóm hàng còn lại, giá tăng không đáng kể. Chẳng hạn, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,23%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,26%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giao thông tăng 0,33%...

Tháng 4/2014 tiếp tục ghi nhận mức giảm giá của cả vàng và USD, hai mặt hàng không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI. Theo đó, giá vàng giảm 1,04% so với tháng trước, còn giá USD giảm 0,06%.

So với cùng kỳ, giá vàng giảm khá mạnh, lên tới 16,69%. Trong khi đó, giá USD vẫn tăng 0,59%.

Lạm phát thấp không phải do sức cầu yếu Lạm phát thấp không phải do sức cầu yếu

(Baodautu.vn) Lạm phát 2 tháng đầu năm 2014 đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây khiến nhiều người lo ngại về sức mua của thị trường. Tuy nhiên, bà Đỗ Thị Ngọc, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, lạm phát thấp không phải do sức mua yếu, mà là do tâm lý người tiêu dùng đã ổn định.

Cảnh báo yếu tố cản trở phục hồi kinh tế Cảnh báo yếu tố cản trở phục hồi kinh tế

(Baodautu.vn) Dù tín hiệu phục hồi kinh tế trở nên rõ ràng hơn, nhưng nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô trong hai tháng đầu năm 2014 đã cho thấy, nền kinh tế chưa hết khó khăn bởi còn những yếu tố cản trở đà hồi phục.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư