-
Nhóm lãnh đạo công ty địa ốc vẽ dự án “ma” bị đề nghị mức án chung thân -
Đường dây mua bán hóa đơn trái phép: Hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp “nhúng chàm” -
Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan thuế để lừa đảo -
Bất cập khi thực hiện Luật Đất đai tại Hà Nam -
Nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng
Sau 10 ngày xét xử và nghị án kéo dài, sáng 16/6, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty cổ phần (Cienco 1).
Hội đồng xét xử tuyên án các bị cáo trong vụ án gây thất thoát 240 tỷ đồng trong quá trình cổ phần hóa Cienco 1. |
Theo đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Cấn Hồng Lai, cựu Tổng giám đốc Cienco 1 mức án 7 năm tù; Phạm Dũng, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên bị tuyên phạt 6 năm tù, trước cáo buộc gây thất thoát 240 tỷ đồng trong giai đoạn cổ phần hóa Cienco 1.
Các bị cáo Lê Văn Long, cựu Kế toán trưởng 4 năm tù; Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phó phòng Tài chính kế toán và Nguyễn Mạnh Tiến, cựu Trưởng phòng Kế hoạch thị trường Cienco 1 cùng bị tuyên án 3 năm tù.
Ngoài ra, các bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, Thẩm định viên Công ty Kiểm toán A&C Chi nhánh Hà Nội bị tuyên phạt 30 tháng tù; Nguyễn Ngọc Tuyến, cựu Kiểm toán viên 24 tháng tù.
Theo Hội đồng xét xử, Tuấn và Tuyến phải chịu trách nhiệm do trong quá trình thẩm định, đã định sai giá trị thực tế giá trị các khu đất, cũng như một số vi phạm trong quá trình tư vấn cổ phần hóa Cienco 1.
Về trách nhiệm dân sự, đối với khoản nợ hơn 184 tỷ đồng liên quan tới các khoản đối tác nợ Cienco 1, tòa tuyên giao lại cho Công ty xử lý nợ để nộp về cho Nhà nước. Riêng số tiền hơn 65 tỷ đồng Cienco 1 – Công ty cổ phần đã thu được từ các công ty có nợ, cần thu hồi về ngân sách và cấn trừ vào số tiền thiệt hại hơn 184 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử cũng tuyên, buộc Cienco1 nộp ngân sách số tiền thiệt hại hơn 54 tỷ đồng được xác định thiệt hại trong việc xác định giá trị 4 khu đất; cùng với đó, hủy bỏ kê biên, tạm ngừng giao dịch đối với 4 khu đất này, sau khi Cienco 1 nộp đủ hơn 54 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, hủy bỏ kê biên các tài sản của các bị cáo khác, do các bị cáo này không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.
Các bị cáo nghe tuyên án sáng 16/6. |
Trước đó, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Cấn Hồng Lai và Phạm Dũng từ 9-10 năm; Lê Văn Long từ 4-5 năm; Nguyễn Mạnh Tiến từ 36-42 tháng tù; Nguyễn Thị Bích Hạnh 36-42 tháng tù.
Các bị cáo thuộc Công ty Kiểm toán A&C gồm Nguyễn Ngọc Tuyến; Nguyễn Anh Tuấn cùng bị đề nghị từ 24-30 tháng tù.
Ngoài ra, buộc bị cáo Dũng và Lai phải liên đới bồi thường cho Nhà nước hơn 54,7 tỷ đồng tiền thiệt hại do không xác định giá đất theo giá trị thị trường.
Trong quá trình xét xử, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn kêu oan, không thừa nhận tội danh, nên Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử xem xét và cân nhắc mức hình phạt đối với bị cáo Tuấn phải cao hơn mức từ 24-30 tháng tù, như vậy mới đảm bảo tính khách quan và công bằng trong xét xử.
Theo đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa, theo quy định, Thẩm định viên thực hiện công tác thẩm định và ký các báo cáo thẩm định, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình. Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Anh Tuấn đã được nêu rất rõ trong cáo trạng và được thẩm vấn, đấu tranh công khai tại phiên tòa, cùng với các bị cáo khác.
Theo hồ sơ vụ án được công bố trước đó, Cienco 1 ban đầu thuộc Bộ Giao thông - Vận tải, nhưng năm 2013 có chủ trương cổ phần hóa. Do vậy, Bộ này ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, do Phạm Dũng làm Trưởng ban; Cấn Hồng Lai làm Phó ban thường trực.
Tháng 6/2014, Cienco 1 được cổ phần hóa thành công, với đăng ký kinh doanh mới thể hiện vốn điều lệ doanh nghiệp này là 700 tỷ đồng, trong đó 35% là vốn Nhà nước. Đến cuối năm 2014, Bộ Giao thông - Vận tải thoái toàn bộ số 35% vốn này.
Trong quá trình cổ phần hóa, các bị cáo trong vụ án và một số cá nhân, đơn vị liên quan đã có nhiều sai phạm, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng tài sản Nhà nước.
Kết quả điều tra cho biết, từ năm 2010 - 2012, Cienco 1 đã trích lập dự phòng với những khoản thu khó đòi của 50 công ty, với số tiền 306 tỷ đồng. Đến năm 2013, để xử lý các vấn đề khi cổ phần hóa, nhóm Cấn Hồng Lai Lai xác định 50 công ty trên nợ Cienco 1 tổng số 364 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số đó có 184 tỷ đồng được nhóm này xác định là khó đòi, nên đã tự quyết định xóa nợ, dù đây là tài sản công.
Thêm vào đó, sau khi cổ phần hóa, nhóm điều hành mới của Cienco 1 đã đòi được 65 tỷ đồng trong số này, nhưng không bàn giao cho Nhà nước.
Ngoài ra, trong quá trình cổ phần hóa, nhóm lãnh đạo Cienco 1 và các bị can thuộc Công ty A&C đã xác định 4 khu đất gồm: 422 m2 tại số 135 Nguyễn Văn Đậu, TP.HCM; 916 m2 tại TP.Tân An, tỉnh Long An; 16.706 m2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và 852 m2 tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai là tài sản cố định vô hình, với tổng giá trị 12,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo quy định của Chính phủ, khi doanh nghiệp cổ phần hóa, UBND cấp tỉnh sẽ có ý kiến chính thức để làm căn cứ xác định giá trị đất. Số tài sản này sau đó được Hội đồng Định giá tài sản tố tụng hình sự tại 4 tỉnh, thành nói trên xác định năm 2013 có tổng giá trị là hơn 67,4 tỷ đồng.
Hành vi vi phạm của nhóm bị cáo trên gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 54,7 tỷ đồng.
-
Bất cập khi thực hiện Luật Đất đai tại Hà Nam -
Nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh -
Loạt doanh nghiệp đa cấp lĩnh phạt hơn 500 triệu đồng -
TP.HCM: Rà soát 333 công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng -
Lập dự án "ma", chiếm đoạt hơn 539 tỷ đồng, Giám đốc Công ty Angel Lina khai gì? -
Quảng Nam cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh nhạy cảm bằng AI, Deepfake để lừa đảo -
Cuộc chiến chống lãng phí: Khắc khoải và kỳ vọng của doanh nghiệp
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số