
-
Xây dựng ACV thành doanh nghiệp nhà nước chủ lực trong đầu tư cảng hàng không
-
Quy định mới về xuất nhập khẩu phế liệu kim loại với thị trường EU
-
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát
-
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm
"Một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp làm ăn chụp giật, lừa đảo đã gây nên sự mất lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh đa cấp và các doanh nghiệp chân chính, dẫn đến tình hình kinh doanh đa cấp tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn", ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ tại diễn đàn “Kinh doanh theo phương thức đa cấp tại Việt Nam giải pháp phát triển minh bạch và bền vững”.
Trên thế giới, kinh doanh theo phương thức đa cấp lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1920 tại Hoa Kỳ. Tuy vậy, phải mãi đến cuối năm 1979, Toà án thương mại Liên Bang Hoa Kỳ mới chính thức công nhận phương pháp kinh doanh mới này, và từ đó Bộ luật đầu tiên về kinh doanh đa cấp đã ra đời tại Mỹ.
Tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường từ những năm đầu thế kỷ XXI. Đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, cả nước có 20 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với tổng doanh thu năm 2022 đạt khoảng 21.000 tỷ đồng; nộp ngân sách 2.400 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người trên khắp cả nước.
Thị trường đa cấp Việt Nam nằm ở vị trí 21 trên 24 thị trường đa cấp tỷ USD toàn cầu; và đứng thứ 9 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về kinh doanh đa cấp đã dần được hình thành. Tuy nhiên, theo đại diện VCCI, do các quy định và chế tài quản lý còn khá lỏng lẻo, nhiều kẽ hở nên loại hình kinh doanh đa cấp đã phát triển và biến tướng theo một chiều hướng rất xấu. Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng tính hợp pháp của mô hình kinh doanh này để trục lợi, làm trái các quy định của pháp luật Việt Nam và lôi kéo nhiều người dân tham gia.
![]() |
Mô hình đa cấp biến tướng gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đa cấp chân chính. |
Ông Nguyễn Phương Sơn, Trưởng ban Truyền thông Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam cũng phản ánh tình trạng doanh nghiệp đa cấp bất chính hoạt động tại địa phương, nhưng khi được tố giác, rất ít cơ quan quản lý vào cuộc kịp thời dẫn đến nhiều hệ lụy xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp đa cấp chân chính, được cấp phép hoạt động.
Ngoài ra, quy định doanh nghiệp đa cấp đăng ký hoạt động tại địa phương còn không đồng nhất, dẫn đến tình trạng cùng một hoạt động, nhưng khi doanh nghiệp xin phép địa phương này thì được, nhưng địa phương khác lại bị từ chối, thậm chí trong cùng một địa phương cũng có sự khác nhau.
Để rộng đường phát triển cho các doanh nghiệp đa cấp chân chính, ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, cho rằng cần minh bạch khái niệm đa cấp theo hướng dễ nhận diện, giúp doanh nghiệp, người dân cùng hiểu; tránh tình trạng có luật nhưng mỗi người hiểu một kiểu. Doanh nghiệp đa cấp cũng cần minh bạch thông tin, giá bán cuối cùng của sản phẩm và cần tuyên truyền để người dân và cộng đồng hiểu rõ.
Về phía cơ quan quản lý, bà Hoàng Thị Thu Trang, đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho rằng các quy định về hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp ngày càng được hoàn thiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, tạo bệ phóng để ngành kinh doanh đa cấp phát triển tốt hơn. “Nếu buông lỏng, không biết bao giờ chúng ta mới gột rửa được định kiến xấu từ người dân”, vị này cho biết.
Để người dân nhận diện được các mô hình đa cấp bất chính, bà Thu Trang chỉ ra một số dấu hiệu tiêu biểu như doanh nghiệp sử dụng chiêu trò để tuyển dụng người, không tập trung vào bán hàng; yêu cầu người tiêu dùng bỏ một tiền nhất định, mua lượng hàng hóa nhất định để tham gia vào mạng lưới; có các hành vi quảng cáo sai lệch về sản phẩm, sai lệch về lợi ích để mồi chài người tham gia,..
Để xác minh thông tin, ngoài những kênh trên website của Ủy ban cạnh tranh quốc gia, website của Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam, người dân cũng có thể gọi đến tổng đài 1800.68.38 Tổng đài về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để phản ánh, hoặc để được giải đáp thông tin.
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát -
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm -
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP -
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân -
Doanh nghiệp nhà nước năng động và chủ động
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín