
-
Miễn thuế 2 năm, tạo động lực cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp
-
Lễ ký kết hợp đồng tư vấn quy hoạch KCN Xuân Quế - Sông Nhạn giai đoạn 1
-
Thêm điểm tựa cho doanh nghiệp từ loạt chính sách mới
-
Vietjet là nhà đầu tư tổ hợp bảo dưỡng tàu bay Long Thành vốn 1.543 tỷ đồng
-
Xây dụng tiêu chí xuất xứ hàng hóa, chặn gian lận thương mại -
Nếu không có doanh nghiệp nhỏ, "đại bàng" sống với ai?
“Tiêu thụ xu hướng” đã trở thành một lối mòn
Trong nhiều năm, nội thất Việt Nam vận hành theo một logic phổ biến: xu hướng đến từ bên ngoài như từ các trung tâm thiết kế toàn cầu như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc rồi lan tỏa vào thị trường trong nước. Đặc biệt, rất nhiều năm chúng ta phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Vì thế, ngay cả những xu hướng học hỏi từ nước ngoài cũng có độ trễ khá lớn. Doanh nghiệp, nhà thiết kế và cả người tiêu dùng phần lớn tiếp cận các trào lưu này qua các nền tảng mạng xã hội, tạp chí nước ngoài hoặc sản phẩm nhập khẩu. Việc “tiêu thụ” một cách vô thức này không chỉ khiến thị trường Việt trở nên đồng nhất một cách mờ nhạt, mà còn khiến những giá trị nội tại dần bị lãng quên.
![]() |
Định hình xu hướng Việt Nam là vấn đề được quan tâm trong ngành nội thất kiến trúc |
Một hệ lụy quan trọng là việc sáng tạo vô tình bị tách rời khỏi bối cảnh địa phương. Chúng ta còn thiếu nền tảng tham chiếu bản địa, trong khi doanh nghiệp nội thất cũng thường bị tác động bởi các xu hướng quốc tế đã định hình thay vì đầu tư nghiêm túc vào nghiên cứu người dùng và thẩm mỹ sống của người Việt. Trong khi các thị trường phát triển đang đẩy mạnh xu hướng bản địa hóa và cá nhân hóa thiết kế, nội thất Việt vẫn còn loay hoay trong sự sao chép thụ động và thiếu bản sắc rõ ràng. Chúng ta cũng đang nhìn thấy những biến chuyển tích cực trong những năm gần đây của một số thương hiệu và nhà thiết kế tiêu biểu, nhưng nhìn chung, dấu ấn riêng, thương hiệu “made in Vietnam” vẫn là điều mà toàn ngành đang trăn trở.
Đã đến lúc ngành kiến trúc - nội thất chủ động kiến tạo xu hướng
Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và yêu cầu cao về sự khác biệt, việc chỉ đi theo xu hướng không còn là một giải pháp để phát triển bền vững. Đã đến lúc các doanh nghiệp nội thất Việt Nam chuyển dịch từ vai trò người theo sau thành người tạo dựng và dẫn dắt. Để làm được điều đó, trước hết phải thay đổi tư duy: không chỉ chạy theo thị hiếu, mà cần chủ động xác lập nhu cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa các nhà sáng tạo phải hiểu thật sâu phong cách sống, gu thẩm mỹ, làn sóng chuyển dịch trong đời sống xã hội của chính người Việt. Đây là nền tảng để định hình thị trường, kiến tạo những dòng sản phẩm, giải pháp thiết kế phù hợp và có tầm nhìn.
“Kiến tạo xu hướng” không có nghĩa là từ chối giao lưu quốc tế, mà là hấp thụ có chọn lọc và tái định nghĩa xu hướng theo góc nhìn và nguồn lực nội địa. Đó là năng lực phân tích, dự đoán và dẫn dắt thị trường, điều mà các doanh nghiệp Việt còn rất thiếu do chưa có công cụ định hướng đáng tin cậy. Trong khi thế giới có hàng loạt tài liệu chuyên sâu như Color of the Year (WGSN) hay The Future 100 (VML), thì ở Việt Nam, khoảng trống trong việc nghiên cứu và xuất bản tài liệu xu hướng vẫn tồn tại suốt nhiều năm.
Bước chuyển quan trọng trong kiến tạo xu hướng
Trong bối cảnh ngành kiến trúc nội thất Việt cần cú bứt phá mang dấu ấn riêng, sự hợp tác giữa Gỗ Minh Long, Khóa Huy Hoàng và Viglacera trong việc đồng phát hành Trend 26+ không chỉ là bước đi thời điểm, mà là chiến lược dài hạn nhằm xây dựng nền tảng nghiên cứu xu hướng từ góc nhìn người Việt. Sáng kiến này là kết quả của sự kết nối giữa doanh nghiệp, chuyên gia, nhà thiết kế và đơn vị sáng tạo, cùng hướng đến một hệ sinh thái thiết kế Việt có bản sắc và khả năng đối thoại quốc tế.
![]() |
Trend 26+, ấn phẩm xu hướng đầu tiên của ngành nội thất Việt Nam |
Trend 26+ dự báo xu hướng kiến trúc nội thất 2026 - 2030, tổng hợp dòng chảy toàn cầu và đặc thù Việt Nam, dựa trên phân tích thị hiếu, sinh hoạt, khí hậu và văn hóa xã hội bản địa. Đây là tài liệu chuyên sâu đầu tiên trong nước nghiên cứu xu hướng thiết kế một cách bài bản. Tại buổi ra mắt, đại diện các đơn vị phát hành, ông Quách Hữu Thuận chia sẻ: Việt Nam có nền văn hóa phong phú và thế hệ nhà thiết kế tài năng, đủ sức kiến tạo bản sắc riêng. Trend 26+ kỳ vọng trở thành một “hạ tầng mềm” hỗ trợ sự phát triển bền vững cho ngành nội thất.
![]() |
Gỗ Minh Long, Viglacera, Khóa Huy Hoàng là những thương hiệu đồng phát hành Trend 26+ cùng Hội Nội thất Việt Nam |
Với Trend 26+, ba thương hiệu đồng thời khẳng định: xu hướng không chỉ đến từ bên ngoài mà được tạo ra từ sự kết nối giữa doanh nghiệp, nhà thiết kế và người tiêu dùng. Bản sắc không là thứ bất biến mà là nền tảng để đổi mới. Để vươn ra thế giới, ngành nội thất Việt cần dám lắng nghe chính mình và đầu tư vào giá trị dài hạn.
-
Vietjet là nhà đầu tư tổ hợp bảo dưỡng tàu bay Long Thành vốn 1.543 tỷ đồng -
Xây dụng tiêu chí xuất xứ hàng hóa, chặn gian lận thương mại -
Nếu không có doanh nghiệp nhỏ, "đại bàng" sống với ai? -
VIMC tăng vốn, đầu tư một loạt cảng và đội tàu -
Giữ ngọn lửa tinh thần kinh doanh sáng mãi -
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại -
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân