-
TP.HCM công bố hạn mức đất ở và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp -
Vướng mắc dự án đầu tư có sử dụng đất: Doanh nghiệp đề xuất phân cấp điều chỉnh quy hoạch -
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật: Giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc pháp lý -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 9 tháng năm 2024 -
Đánh giá thực chất tình hình kinh tế - xã hội 2024 -
Mua điện gió từ Lào không quá 6,4 UScent/kWh
Thực hiện hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, TP. Đà Nẵng thu hút được nguồn lực đầu tư lớn |
Hút vốn đầu tư
Hơn nửa chặng đường năm 2024, kinh tế TP. Đà Nẵng chứng kiến sự phục hồi ấn tượng, khi các lĩnh vực trọng yếu đều tăng trưởng.
Theo đó, du lịch - dịch vụ tiếp tục là bệ đỡ cho tăng trưởng của Đà Nẵng. Tính chung 8 tháng năm 2024, tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 7,8 triệu lượt, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong 8 tháng năm 2024 đạt 18.299 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành ước đạt 5.056 tỷ đồng. Hoạt động thông tin - truyền thông, kinh tế số của Thành phố tiếp tục phát triển, với kim ngạch xuất khẩu phần mềm trong 8 tháng đạt 108 triệu USD, bằng 67% so với kế hoạch. Các chỉ số sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng so với với cùng kỳ năm 2023...
TP. Đà Nẵng đã triển khai thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đà Nẵng triển khai thực hiện Nghị quyết với 2 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Trong đó, phối hợp với các bộ, cơ quan được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số quốc tế và nhóm chỉ số, chỉ số thành phần. Đồng thời, chú trọng thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Đà Nẵng cũng tích cực triển khai các hoạt động của Tổ công tác liên ngành về xúc tiến và hỗ trợ đầu tư. Chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công… Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững…
Đáng chú ý, hoạt động đầu tư tại Thành phố diễn ra khá sôi động, với hàng loạt dự án được doanh nghiệp triển khai xây dựng. Thống kê cho thấy, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng năm 2024 tại TP. Đà Nẵng đạt 14.871 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện thuộc khu vực nhà nước đạt 4.026 tỷ đồng; vốn thực hiện của khu vực ngoài nhà nước đạt 9.273 tỷ đồng; vốn thực hiện tại khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1.573 tỷ đồng…
Ngoài ra, dòng vốn của doanh nghiệp cũng bắt đầu quay trở lại rót vào các lĩnh vực tiềm năng của Thành phố. Theo số liệu mới nhất được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng công bố, trong 8 tháng đầu năm 2024, Đà Nẵng thu hút được hơn 30,1 triệu USD vốn FDI, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, đã cấp chủ trương đầu tư cho các dự án ngoài các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin, với tổng vốn đầu tư là 24.406 tỷ đồng. Còn trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin thu hút tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh tăng thêm là 1.487 tỷ đồng. Những dự án thu hút mới này đã nâng số lượng dự án FDI tại TP. Đà Nẵng lên con số 1.012 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 4,35 tỷ USD. Trong khi đó, có 379 dự án đầu tư trong nước ngoài khu công nghiệp (tổng vốn đầu tư 221.305 tỷ đồng) và có 400 dự án trong nước trong khu công nghiệp (vốn đầu tư 34.819 tỷ đồng)…
Sự phục hồi ấn tượng của hoạt động sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực và việc thu hút được một nguồn lực đầu tư lớn đã góp phần đưa quy mô kinh tế TP. Đà Nẵng theo giá hiện hành đạt hơn 72.303 tỷ đồng, tăng hơn 7.050 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Nam Trung bộ về quy mô kinh tế.
Hỗ trợ doanh nghiệp tối đa
Tại sự kiện Ngày vi mạch bán dẫn Đà Nẵng vừa qua, TP. Đà Nẵng đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác và ghi nhớ hợp tác với các tập đoàn lớn trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng ký kết hợp tác ba bên với Công ty TNHH Synopsys International và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Ngoài ra, Đà Nẵng ký kết các hợp tác với Công ty TNHH Synopsys International và Công ty cổ phần Tập đoàn Sovico, Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam, Công ty TNHH FPT IS.
Việc các tập đoàn chip “khổng lồ” trên thế giới ký kết thỏa thuận hợp tác, đầu tư, một lần nữa khẳng định sức hút và tiềm năng của Đà Nẵng. Ông Robert Li, Phó chủ tịch Synopsys phụ trách kinh doanh tại Đài Loan (Trung Quốc) và Nam Á khẳng định, với những điều kiện thuận lợi, TP. Đà Nẵng có nhiều cơ hội để phát triển và tham gia lĩnh vực vi mạch bán dẫn trên thế giới. “Khi nói chuyện với các đối tác, tôi thường nhắc đến TP. Đà Nẵng, bởi bạn có thể tìm thấy các tiềm năng và cơ hội để phát triển tại đây”, ông Robert Li chia sẻ.
Có thể thấy, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao môi trường và tiềm năng đầu tư tại Đà Nẵng. Trong nhiều năm qua, địa phương này luôn nỗ lực không ngừng để thiết lập môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút nguồn lực đầu tư lớn của doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đưa Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn qua.
Vì thế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là nhiệm vụ ưu tiên mà TP. Đà Nẵng triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả. Trong nhiều năm qua, TP. Đà Nẵng luôn nằm trong nhóm đầu cả nước về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Thành phố cũng luôn đồng hành và có những chính sách kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo thống kê, Đà Nẵng hiện có 40.223 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt 257.065 tỷ đồng, đóng góp gần 76% tổng thu ngân sách nội địa năm 2023. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, Đà Nẵng triển khai 15 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trung ương và 14 chính sách của địa phương. Từ năm 2021 đến nay, TP. Đà Nẵng đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn cho người nộp thuế với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng. Các chính sách đặc thù của địa phương đã hỗ trợ doanh nghiệp hơn 300 tỷ đồng. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giúp tạo nguồn lực tài chính, tăng thêm động lực, “sức đề kháng” để doanh nghiệp phát triển… Ngoài ra, Đà Nẵng cũng thường xuyên tổ chức đối thoại, gặp gỡ với doanh nghiệp để giải quyết khó khăn, vướng mắc khi đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Thành phố.
Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng cũng quyết liệt thực hiện tháo gỡ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trên địa bàn. Chỉ trong năm 2023, Thành phố đã cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và chủ trương đầu tư cho trên 40 dự án, qua đó, khơi thông gần 60.000 tỷ đồng. Đây là những dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố…
Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Lê Trung Chinh, Thành phố luôn nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp, bởi thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của Thành phố.
“Thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất sạch, có nguồn nhân lực dồi dào và những cơ chế hỗ trợ nổi trội cho doanh nghiệp. Đặc biệt, TP. Đà Nẵng có quyết tâm chính trị cao, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi. Các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm khi đầu tư vào Thành phố. Đà Nẵng luôn sẵn sàng và chào đón các đối tác, nhà đầu tư và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các bạn hợp tác, đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Đà Nẵng”, ông Lê Trung Chinh khẳng định.
Việc kiến tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đã tạo nền tảng quan trọng đưa Đà Nẵng phát triển và sẽ tiếp tục trở thành động lực giúp Thành phố hút thêm dòng vốn đầu tư mới, trong bối cảnh Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Quyết sách quan trọng này trao cho Đà Nẵng nhiều cơ chế đặc thù, vượt trội, tác động rộng lớn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong thu hút đầu tư, Đà Nẵng sẽ hướng đến các nhà đầu tư chiến lược.
-
Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
Tăng cường giám sát thị trường vàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp -
Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế -
Thủ tướng yêu cầu giảm thuế, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp -
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam -
Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN -
Thành công của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN có đóng góp quan trọng của Việt Nam
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá