
-
Rà soát kỹ phương án đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà
-
Sẽ khởi công, khánh thành đồng loạt các dự án lớn kỷ niệm 80 năm Quốc khánh
-
Dự án Điện khí LNG Hiệp Phước chưa xong Hợp đồng mua bán điện
-
Quy hoạch sẽ khai mở nhiều không gian kinh tế mới cho TP.HCM
-
Diễn đàn kinh tế thường niên Cần Thơ 2025: Tìm giải pháp phát triển hạ tầng logistics -
Khánh Hòa hợp tác với Hiroshima (Nhật Bản) về nhiều lĩnh vực
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng cho biết, vừa có báo cáo phương án đầu tư 2 dự án giao thông quan trọng trên địa bàn Thành phố là Hầm qua sông Hàn và Tuyến giao thông theo hướng Đông – Tây qua Sân bay Quốc tế Đà Nẵng.
Theo đó, dự án Hầm vượt sông Hàn có chiều dài khoảng 1,67km; bao gồm, hầm kín vượt sông Hàn dài 600m, hầm kín trên bờ dài 380m và hầm hở dài 415m. Điểm đầu của tuyến hầm này kết nối với đường Đống Đa (quận Hải Châu) và điểm cuối kết nối với đường Vân Đồn (quận Sơn Trà).
Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này khoảng 6.880 tỷ đồng; trong đó 3.900 tỷ dành cho việc xây dựng, 2.000 tỷ chi phí hỗ trợ GPMB và tái định cư cho xây dựng dự án.
Thành phố Đà Nẵng nghiên cứu phương án đầu tư hầm qua sông Hàn. |
Còn với Dự án xây dựng tuyến kết nối giao thông theo hướng Đông – Tây qua Sân bay Quốc tế Đà Nẵng có chiều dài hơn 2,9km; gồm 2 đoạn hầm hở với tổng chiều dài 570m, 3 đoạn hầm hộp có tổng chiều dài 1.450m và đoạn hầm qua đường băng dài 900m.
Đối với hạng mục Hầm qua Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, Sở Xây dựng TP.Đà Năng nghiên cứu 2 phương án.
Trong đó, phương án 1 là tuyến tàu điện ngầm (MRT) đi chung với đường bộ. Đây là phương án có độ khó, kỹ thuật cao, chi phí khoảng 10.000 tỷ đồng, mức an toàn vận hành trung bình, khó mở rộng MRT, mức phù hợp với hạ tầng cảng hàng không Đà Nẵng.
Còn phương án 2 là tuyến MRT không đi chung với đường bộ. Phương án 2 này có độ khó kỹ thuật thấp hơn, chi phí khoảng 7.500 tỷ đồng, chưa tính đến đầu tư vỏ hầm MRT khoảng 3.000 tỷ đồng. Theo đánh giá, phương án này mức an toàn vận hành cao, dễ mở rộng MRT, mức phù hợp hạ tầng cảng hàng không Đà Nẵng trung bình.
Sở Xây dựng Đà Nẵng kiến nghị, đối với tuyến hầm qua sân bay không nên kết hợp bố trí tuyến MRT và đường bộ đi chung bởi các lý do như tiêu chuẩn kỹ thuật của MRT và đường bộ là khác nhau nên việc đi chung sẽ khá khiên cưỡng; do đặc điểm của bình diện và trắc dọc tuyến MRT và đường bộ tại vị trí hầm qua sân bay quá khác nhau (đặc biệt là chuyển hướng trên mặt bằng) nên rất khó khăn trong việc xử lý kết cấu tại vị trí chuyển hướng giữa MRT và đường bộ, gây lãng phí nhất định.
Ngoài ra, do chưa xác định được tiến độ đầu tư tuyến MRT nên với sự thay đổi nhanh về công nghệ, việc xác định hướng tuyến và công nghệ sẽ được lựa chọn tại thời điểm đầu tư. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế như Sân bay Đà Nẵng đang được quy hoạch mở rộng, phương án tuyến MRT cũng cần sớm được nghiên cứu...
-
Dự án Điện khí LNG Hiệp Phước chưa xong Hợp đồng mua bán điện -
Quy hoạch sẽ khai mở nhiều không gian kinh tế mới cho TP.HCM -
Diễn đàn kinh tế thường niên Cần Thơ 2025: Tìm giải pháp phát triển hạ tầng logistics -
Khánh Hòa hợp tác với Hiroshima (Nhật Bản) về nhiều lĩnh vực -
Quảng Nam rà soát loạt dự án chậm tiến độ kéo dài, nguy cơ lãng phí -
Sẽ mở rộng cảng Chân Mây - Huế thêm 458 ha -
Rà soát khả năng kết hợp đầu tư đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh với đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới