
-
Liên tục bắt nhiều vụ nhập lậu vàng qua Sân bay Nội Bài
-
Bà Trương Mỹ Lan được giảm án từ chung thân xuống có thời hạn về tội lừa đảo
-
Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
-
Quảng Nam sẽ thanh tra các dự án tái định cư tại Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
-
Để rừng bị chặt phá, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn bị khởi tố -
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn
![]() |
Thẩm mỹ viện Ánh Diệu Nguyễn từng bị xử phạt 210 triệu đồng. |
Bà Trần Thị Thanh Thủy, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế cho biết, thời gian qua, các cơ quan chức năng thành phố phát hiện nhiều cơ sở dịch vụ thẩm mỹ hoạt động trái phép.
Theo bà Thủy, Bộ Y tế và Sở Y tế đã cấp phép cho 30 cơ sở hoạt động trong phạm vi chuyên khoa thẩm mỹ trên địa bàn thành phố, trong đó có 11 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa và 18 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ. Ngoài ra có 47 cơ sở khám chữa bệnh trong lĩnh vực da liễu. Đây cũng là lĩnh vực tham gia thẩm mỹ nội khoa cho người dân. Dịch vụ thẩm mỹ không thuộc diện cấp phép có số lượng hoạt động cũng nhiều, đây là hình thức cơ sở dịch vụ thẩm mỹ hoạt động có điều kiện.
Bà Thủy cho biết, theo Luật Khám chữa bệnh 2009 cũng như Nghị định 109 và 155 thì cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thuộc một trong các hình thức dịch vụ y tế có điều kiện, không phải cấp phép hoạt động nhưng phải thực hiện hồ sơ tự công bố đủ điều kiện. Đến cuối 2023, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 129 cơ sở công bố đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2024, Luật Khám chữa bệnh mới có hiệu lực thì trong 16 hình thức khám chữa bệnh đã không còn hình thức cơ sở dịch vụ thẩm mỹ. Tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ liên quan đến các kỹ thuật có trong danh mục thì phải thực hiện theo quy định của các cơ sở khám chữa bệnh. Có nghĩa, các cơ sở này phải được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp phép hoạt động. “Hiện nay, các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ hoạt động đều thuộc diện không phải thực hiện công bố theo luật cũ trước đây và không được phép thực hiện các kỹ thuật này. Chính vì thay đổi về quy định nên trong thời gian qua rất nhiều cơ sở hoạt động chui, hoạt động không phép. Điều này có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi sử dụng dịch vụ”, bà Thủy cho hay.
Cũng theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng, trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe, làm đẹp của người dân đang có xu hướng ngày càng gia tăng, ngành Y tế cũng đã báo cáo UBND thành phố và phối hợp các sở ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ.
Trong năm 2023, các cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng đã thực hiện thanh tra tại 50 cơ sở, trong đó có 40 cơ sở đang hoạt động thì có đến 22 cơ sở có các dấu hiệu vi phạm quy định. Điều đó cho thấy, số lượng cơ sở hoạt động rất lớn, số vi phạm cũng không phải là ít.
“Về phía cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chức năng đang quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra. Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức, hiểu biết của người dân. Chúng tôi khuyến cáo người dân phải có đầy đủ thông tin, kiến thức về lĩnh vực này để tiếp cận dịch vụ thẩm mỹ an toàn”, bà Thủy khuyến cáo.
-
Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo -
Đề xuất gỡ khó cho Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Quảng Nam sẽ thanh tra các dự án tái định cư tại Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Để rừng bị chặt phá, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn bị khởi tố -
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn -
Hà Nội ra chỉ thị tăng cường quản lý, kiểm soát giết mổ động vật -
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura