-
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công -
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng -
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt”
Chia sẻ về công tác chuẩn bị, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Đà Nẵng cho biết: Phiên họp thứ 9 Ủy ban quốc gia APEC vừa tổ chức tại Hà Nội cũng là phiên cuối cùng để chuẩn bị cho TLCC tại Đà Nẵng và sẽ họp lại khi APEC kết thúc. Để thuận tiện cho việc điều hành Tuần lễ cấp cao APEC, sắp tới Ủy ban quốc gia APEC sẽ đặt “đại bản doanh” tại Đà Nẵng để phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Vào đầu tháng 10 này, sẽ có cuộc sơ duyệt để kiểm tra một bước chuẩn bị của Đà Nẵng tiến tới tổng duyệt cho Tuần lễ cấp cao APEC đầu tháng 11.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn-Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng |
PV: Ông có thể đánh giá sơ bộ về công tác chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng?
-Ông Nguyễn Ngọc Tuấn: Đà Nẵng xác định sự kiện này không chỉ là trách nhiệm, mà là cơ hội của Việt Nam cũng như Đà Nẵng để quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam và của Đà Nẵng. Vì vậy, bên cạnh các công trình được đầu tư từ ngân sách, việc xã hội hóa rất quan trọng nhằm tiết kiệm và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế vinh dự được tham gia.
Về nguồn vốn ngân sách, đã triển khai một số công trình: Cải tạo Trung tâm Hội chợ triển lãm thành trung tâm Báo chí sức chứa hơn 1.000 phóng viên, nhà báo trong và ngoài nước tác nghiệp; Cung thể thao Tuyên Sơn, địa điểm tổ chức gala dinner cho Thượng đỉnh Doanh nghiệp; Chỉnh trang 21 trục đường lãnh đạo 21 nền kinh tế đi qua ... Hiện các công trình này đã cơ bản hoàn thành.
Về lĩnh vực xã hội hóa có công trình InterContinental Da Nang (nơi gặp gỡ của lãnh đạo 21 nền kinh tế). Đây là công trình tổ chức sự kiện quan trọng nhất trong TLCC APEC Đà Nẵng sẽ diễn ra nên chủ đầu tư đã hoàn thiện đến chi tiết nhỏ nhất.
Bên cạnh đó, công trình Trung tâm Hội nghị Ariyana của Tổ hợp du lịch Furama nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh với hơn 1.000 Tổng giám đốc của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ gặp gỡ với các DN hàng đầu Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho sự kiện.
Đối với công trình tổ hợp khách sạn Sheraton nơi diễn ra gala dinner đã hoàn thành Trung tâm tổ chức gala dinner và cả chuỗi khách sạn đi kèm.
Ngoài ra, vườn tượng APEC theo chủ trương xã hội hóa của thành phố gần Cổ Viện Chàm đã thi công xong hạ tầng. Tại vườn tượng này sẽ đặt 21 bệ tượng để 21 nền kinh tế gửi tượng từ nước sở tại qua đặt dựng. Cũng tại khu vực này, các phu quân, phu nhân của 21 nền kinh tế sau khi tham quan Cổ Viện Chàm sẽ thực hiện nghi thức trồng cây lưu niệm. Đây là sản phẩm để lại cho Đà Nẵng, là địa điểm du lịch hấp dẫn và ý nghĩa.
Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort nơi gặp gỡ của lãnh đạo 21 nền kinh tế đã được hoàn thiện những chi tiết nhỏ nhất. Ảnh: Hà Minh |
-Như vậy, như ông nói không còn điều gì đáng lo lắng trong TLCC APEC?
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn: Tháng 10 sẽ là tháng cao điểm hoàn thiện tất cả các công việc trên những công trình, dự án ngoài trời và trong nhà. Vì vậy, lo lắng nhất là thời tiết thất thường tác động đến các công việc đang còn dở dang.
Bên cạnh đó, sang tháng 11 thường là tháng mưa bão diễn ra phức tạp dù chủ yếu các hoạt động trong nhà, trong các công trình kiên cố không bị ảnh hưởng nhưng các phương án phòng chống thiên tai cũng đã được lên phương án kĩ càng.
-Để tận dụng triệt để cơ hội có một không hai này, Đà Nẵng đã chuẩn bị những gì, thưa ông?
-Thứ nhất là quảng bá về một Đà Nẵng gần gũi, thân thiện để hình ảnh thành phố không chỉ đẹp trước, trong và sau APEC. Vừa qua, Sở Du lịch đã phát động chiến dịch nụ cười Đà Nẵng để hướng đến mỗi người dân là một đại sứ văn hóa, du lịch để khi tiếp xúc, khách sẽ có ấn tượng tốt với người dân Đà Nẵng.
Thứ hai là về thu hút đầu tư. Giữa tháng 10, TP Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư quy mô lớn với khoảng 1.000 đại biểu là lãnh đạo Chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Tranh thủ cơ hội này, Đà Nẵng sẽ đưa ra những tiềm năng, định hướng và nhu cầu, quan điểm phát triển trong tương lai.
Đặc biệt, từ Hội nghị này, sẽ gút lại các dự án trọng điểm thu hút đầu tư để khi tiếp cận các doanh nghiệp dưới sự chứng kiến của lãnh đạo cao nhất 21 nền kinh tế trong TLCC APEC, Đà Nẵng sẽ đưa ra các dự án này ra và mời gọi đối tác có khả năng tham gia.
Trung tâm Báo chí quốc tế đà hoàn thành, ra mắt và sẵn sàng đi vào hoạt động phục vụ APEC. Ảnh: Hà Minh |
-Với các doanh nghiệp, lãnh đạo các địa phương muốn tham gia các hoạt động của TLCC APEC Đà Nẵng sẽ được hỗ trợ hay tạo điều kiện gì không, thưa ông?
-Đà Nẵng sẽ tạo mọi cơ hội, điều kiện cho các doanh nghiệp cùng với lãnh đạo thành phố tiếp xúc với Tổng giám đốc của các nền kinh tế. Tuy nhiên, do thời gian của các Tổng giám đốc tháp tùng lãnh đạo các nền kinh tế trong TLCC không nhiều nên để tận dụng cơ hội hiếm hoi này, các doanh nghiệp phải hết sức nhạy cảm trong các cuộc tiếp xúc để mang lại hiệu quả như mong muốn.
Trong Hội nghị thượng đỉnh cấp cao của các Tập đoàn, dự kiến có khoảng 1.000 Tổng giám đốc tham dự. Trong đó, có cả lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố Việt Nam. Trên nguyên tắc, các doanh nghiệp khi tham dự phải nộp phí bằng hình thức mua vé là 3 nghìn USD/người.
- Thưa ông, Đà Nẵng đã dự lường được TLCC APEC sẽ tác động đến cuộc sống người dân, công chức và học sinh trên địa bàn thành phố?
- Các sự kiện APEC chỉ diễn ra tại một số khu vực trọng tâm, trong một thời gian nhất định và có những yêu cầu đặc biệt để đảm bảo an toàn, an ninh. Các hoạt động, sinh hoạt, học tập của người dân, học sinh, sinh viên vẫn diễn ra bình thường!
-
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững