
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
![]() |
Nhận diện khó khăn
Lãnh đạo chủ chốt TP. Đà Nẵng vừa có cuộc gặp gỡ với hơn 300 đại biểu là doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư và lãnh đạo các hiệp hội, để trao đổi những khó khăn, thách thức, chia sẻ tâm tư nguyện vọng, qua đó cam kết đồng hành giữa doanh nghiệp và Thành phố.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đà Nẵng, ông Phạm Bắc Bình nêu điểm nghẽn lớn nhất với các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn. Lãi suất vay quá cao, khiến tất cả các ngành kinh doanh đều gặp khó khăn.
Ông Bình khuyến nghị, lãnh đạo TP. Đà Nẵng cần nhìn thẳng vào thực tế của doanh nghiệp hiện nay để hiểu, cảm thông và có giải pháp đồng hành.
“Doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được đối xử bình đẳng như các khu vực khác, vì đây là một trong những động lực quan trọng cho đổi mới và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, rất mong Đà Nẵng công khai, minh bạch các chính sách hỗ trợ, các dự án đầu tư của thành phố để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận, tham gia được”, ông Bình nêu quan điểm.
Cũng theo ông Bình, Đà Nẵng cần tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư, kinh doanh, giảm thiểu tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa một số văn bản pháp luật về đầu tư, kinh doanh, gây ra “điểm nghẽn” cho hoạt động đầu tư.
Là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, ông Nguyễn Đức Trị, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ khuyến nghị, Đà Nẵng cần có cơ chế, chính sách thu hút, hình thành các tập đoàn, doanh nghiệp tầm cỡ, phát triển bền vững, làm đầu tàu kéo cộng đồng doanh nghiệp phát triển, tăng quy mô nền kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về sinh sống và làm việc.
Để thực sự “khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư”, Đà Nẵng cần đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm của Thành phố, đặc biệt là cảng Liên Chiểu, mở rộng sân bay Đà Nẵng, đôn đốc các tuyến cao tốc, các tuyến giao thông kết nối vùng…
“Chúng tôi thiết nghĩ, đây là động lực quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao và thương mại dịch vụ”, ông Nguyễn Đức Trị nói.
Khơi thông nguồn lực
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ cũng đề xuất, TP. Đà Nẵng cần tập trung mọi nguồn lực để tạo quỹ đất cho doanh nghiệp phát triển, bởi hiện nay tiến độ đầu tư các khu công nghiệp và cụm công nghiệp rất chậm do vướng nhiều thủ tục pháp lý.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nakaya Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mabuchi Moto Đà Nẵng cho hay, Mabuchi Moto Đà Nẵng dự kiến tiếp tục đầu tư các thiết bị cần thiết để sản xuất các sản phẩm mới. Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất đang phải đối mặt với vấn đề về đảm bảo không gian sản xuất. Lãnh đạo Đà Nẵng cần xem xét quản lý thích hợp các khu đất chưa sử dụng trong các khu công nghiệp để có thể đảm bảo thu hút được đầu tư mới, nhất là thu hút đầu tư liên quan đến các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Tại buổi gặp gỡ, ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng cam kết, Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả 15 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn.
Theo ông Hồ Kỳ Minh, năm 2023, Thành phố dự kiến triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang tính căn cơ, quyết định để phát triển xứng tầm với vai trò, vị trí đã được Bộ Chính trị xác định tại Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Để khởi thông nguồn lực, Đà Nẵng sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng, nhất là những công trình động lực, trọng điểm, liên kết vùng như cảng Liên Chiểu, mở rộng Quốc lộ 14B, mở rộng đường tránh Nam Hải Vân (đoạn Hòa Liên - Túy Loan); đường kết nối Khu công nghệ cao với đường cao tốc Bắc - Nam…
Sớm đưa vào khai thác, vận hành Cụm công nghiệp Cẩm Lệ; hoàn chỉnh thủ tục liên quan trong việc lựa chọn nhà đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn II; tập trung phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện thủ tục tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh.
“Thành phố sẽ làm mọi việc trong khả năng để cộng đồng doanh nghiệp đạt được những kết quả khả quan hơn nữa. Kinh tế phát triển, doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, người dân có việc làm, sinh kế bền vững là mục tiêu phấn đấu của Đà Nẵng”, ông Hồ Kỳ Minh khẳng định.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort