
-
Festival Phở năm 2025: Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số
-
Samsung khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt”
-
Hà Nội tạm dừng tất cả các dự án trụ sở chưa khởi công
-
Hình ảnh những "bông hồng" tập luyện chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành đại lễ 30/4
-
Hà Nội hoàn thành 8/8 chỉ tiêu về đích nông thôn mới -
Cả nước có hơn 14,87 triệu ha rừng
Ngày 8/2/2019, tức mùng 4 tháng Giêng năm Kỷ Hợi vừa qua, con cháu các dòng họ trên làng đảo Hà Nam thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh đang làm ăn, định cư ở các nơi gần xa lại sắm sanh lễ vật trở về quê hương và dâng lễ lên nhà thờ họ để cúng tế tạ ơn công đức tổ tiên.
Đây cũng là dịp để các dòng họ tổng kết làm ăn, lao động, học tập, công tác trong một năm của con cháu và chuẩn bị kế hoạch cho một năm mới với nhiều thành tựu.
![]() |
Con cháu tề tựu chuẩn bị lễ tế (Ảnh chụp tại từ đường họ Đồng xã Cẩm La) |
Theo nhà văn Dương Phượng Toại, người đã dành nhiều năm nghiên cứu và có nhiều bài viết về vùng đất làng đảo Hà Nam nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, từ giữa thế kỷ XV, trên vùng làng đảo này, mỗi dòng họ đều xây dựng nên một nhà thờ để thờ phụng tri ân công đức tổ tiên và hướng về nguồn cội Thăng Long, nơi các vị Tiên Công đã ra đi khai hoang lập ấp để tạo ra làng đảo Hà Nam ngày nay.
![]() |
Lần lượt các cụ cao niên vào làm lễ |
“Ngày Ra Cỗ họ thường diễn ra các phần chính: Mừng thọ các bậc cao tuổi, trao khuyến học động viên học sinh giỏi, đỗ đạt và lễ cúng tế Thủy Tổ cùng các thế tổ. Dịp này, các bậc cao tuổi thường dẫn con cháu đến nhà thờ họ cho chúng hiểu đây là nơi cội nguồn sinh ra cụ kỵ, ông bà, cha mẹ. Đặc biệt là giáo dục triết lý: Đã là cùng một dòng máu họ tộc thì phải biết nhau, thương yêu và giúp đỡ nhau”, ông Toại cho biết.
![]() |
Các nghi thức được cử hành trang trọng (Ảnh chụp tại từ đường họ Dương tại xã Cẩm La) |
Cũng từ những ngày này, nam giới từ 18 tuổi được chính thức công nhận là trai đinh, thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp xây dựng dòng họ đến tuổi 60. Khi 60 tuổi ra họ làm lễ “lão nhiêu”, 70 tuổi làm kễ “Kỳ lão”, 80 tuổi làm lễ Thượng Thọ, 90 tuổi hay 100 tuổi thì làm lễ Đại Thọ, được cả họ chúc mừng tại nhà thờ họ và tại gia đình.
![]() |
Các cụ trên 70 tuổi được cả họ mừng thọ |
![]() |
Các cụ trên 90. 100 tuổi được rước bằng võng đào lên miếu Tiên Công (ảnh: Internet) |
Sau khi các nghi thức tế lễ cử hành xong, cả họ sẽ cùng ngả cỗ bày mâm cùng nhau thụ hưởng lộc và cùng chúc nhau năm mới nhiều điều may mắn và phát đạt.

-
Festival Phở năm 2025: Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương chốt phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
-
Samsung khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt”
-
Hà Nội tạm dừng tất cả các dự án trụ sở chưa khởi công
-
Hình ảnh những "bông hồng" tập luyện chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành đại lễ 30/4 -
Hà Nội hoàn thành 8/8 chỉ tiêu về đích nông thôn mới -
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Hải Phòng tổ chức 111 hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng -
Cả nước có hơn 14,87 triệu ha rừng -
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc -
Hải Phòng bố trí hơn 400 căn hộ để cán bộ Hải Dương thuê khi hợp nhất
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu