Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
Đại gia bia ngoại hết cơ hội săn cổ phần tại Sabeco
Anh Hoa - 25/12/2015 13:38
 
Sabeco quyết định không bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại. Đây là tin đáng thất vọng cho các đại gia bia ngoại từ lâu đã nhòm ngó và ngã giá với Sabeco, nhưng lại là tin vui đối với nhà đầu tư trong nước.
Sabeco quyết định không bán vốn cho nhà đầu tư ngoại vì muốn giữ lại thương hiệu của mình
Sabeco quyết định không bán vốn cho nhà đầu tư ngoại vì muốn giữ lại thương hiệu của mình

Bộ Công thương có kế hoạch bán trên 51% vốn tại Sabeco. Sau 8 năm cổ phần hóa (CPH) tại Sabeco, hiện nhà nước còn giữ khoảng 89,59% cổ phần, còn lại Heineken nắm khoảng 5%, các cổ đông khác giữ tỷ lệ còn lại.

Theo chỉ đạo của Bộ Công thương, Sabeco đang xây dựng phương án thoái tiếp vốn hai đợt, mỗi đợt 20-30%. Sabeco sẽ quyết định chọn một đối tác chiến lược về ngành bia và một đối tác chiến lược về ngành nước giải khát, thực phẩm. Mỗi đối tác chiến lược sẽ được sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ của Sabeco.

Các tập đoàn hàng đầu trên thế giới về ngành đồ uống và thực phẩm như Heineken, (Hà Lan), A-B (Mỹ), InBev (Bỉ), ThaiBev (Thái Lan), Asahi (Nhật) muốn làm nhà đầu tư chiến lược của Sabeco.

Đặc biệt, cuối năm ngoái, tập đoàn Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã đề xuất về việc mua lại 40% cổ phần của Sabeco với giá 80.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, Sabeco được định giá khoảng 2,4 tỷ USD và Thai Beverage sẽ phải chi ra khoảng gần 1 tỷ USD cho thương vụ này. Ngoài ra, một doanh nghiệp khác từ Thái Lan cũng có ý định mua cổ phần của Sabeco là Shingha Corp.

Trong cuộc đua dành suất mua cổ phần của Sabeco còn có một số doanh nghiệp lớn trong nước như CTCP chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Tư vấn Ánh Dương,...

Tuy nhiên, Sabeco không muốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì mục đích chính của Sabeco sau khi thoái vốn làm sao để giữ vững được thương hiệu. Nhất là cơ chế hoạt động sau khi thoái vốn, sẽ xuất hiện nguy cơ xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư và các công ty liên kết mà tổng công ty chỉ nắm giữ 20% vốn điều lệ. Trong khi có tới 14 công ty liên kết và sản lượng sản xuất lên tới 50% của toàn tổng công ty.

Hiệu quả cổ phần hóa: Sự tương phản giữa VNM và Sabeco
Trước cổ phần hóa, CTCP Sữa Việt Nam (VNM) và Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đều có đơn vị chủ quản là Bộ Công thương.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư