-
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM
Theo đúng kế hoạch, Công ty Nestlé Việt Nam vừa đưa vào hoạt động nhà máy Nescafé tại Khu công nghiệp Amata (tỉnh Đồng Nai), với tổng vốn đầu tư 230 triệu USD.
Ngành cà phê Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài. Ảnh: Đức Thanh |
Nhà máy này nằm trong danh mục đầu tư của Dự án Nescafé Plan toàn cầu được triển khai từ năm 2010, bao gồm các cam kết đối với các hoạt động canh tác, sản xuất và tiêu thụ cà phê. Nescafé Plan là một phần trong khoản đầu tư 500 triệu franc Thụy Sỹ (gần 520 triệu USD) cho các dự án cà phê của Tập đoàn tới năm 2020.
Dự án hướng tới mục tiêu tối ưu hóa chuỗi ung ứng cà phê của tập đoàn này trên toàn cầu, gồm các hoạt động như hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng cà phê và gia tăng thu mua cà phê trực tiếp.
Tại Việt Nam, trong năm 2012, Nestlé Việt Nam đã tiến hành tập huấn cho 19.600 nông dân trồng cà phê. Trong năm nay, Công ty đặt mục tiêu tập huấn cho số lượng nông dân tương tự như năm 2012, đồng thời phân phối 2 triệu giống cây cà phê kháng bệnh, cho năng suất cao.
Ngoài ra, Công ty cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên để thực hiện chương trình tái canh cây cà phê. Bên cạnh đó, Nestlé tham gia dự án theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả của cây cà phê thông qua việc áp dụng những kinh nghiệm canh tác hiệu quả.
Mục tiêu của Dự án là đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê robusta thế giới. Như vậy, mô hình Nestlé Việt Nam áp dụng là thu mua trực tiếp cà phê từ nông dân nhằm hình thành vùng nguyên liệu cà phê để sản xuất ra sản phẩm Nescafé. Đây là chiến lược làm ăn lâu dài của Nestlé, bởi đầu tư vùng nguyên liệu thường rất tốn kém.
Theo ông Vũ Quốc Tuấn, Trưởng phòng Truyền thông - Đối ngoại của Công ty Nestlé Việt Nam, đây là bước đi cần thiết nhằm ràng buộc quyền lợi của người nông dân với việc kinh doanh của Công ty và phòng tránh rủi ro trong mua nguyên liệu.
Được biết, hiện nay, mỗi năm, Nestlé thu mua khoảng 50.000 tấn cà phê có chứng nhận bền vững tại Việt Nam. 70% sản phẩm của nhà máy mới sẽ phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, 30% còn lại xuất khẩu sang các nước ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nestlé hiện chiếm hơn 45% thị phần cà phê hòa tan tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cơ hội để Nestlé gia tăng thị phần còn rất lớn. Theo ông Rashid Aleem Qureshi, Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam, tiêu thụ cà phê tính theo đầu người tại Việt Nam mới bằng 1/4 so với Thái Lan.
Trong khi đó, Mondelez International (sở hữu các thương hiệu Jacobs, CarteNoire và Kenco) - công ty cà phê lớn thứ hai trên thế giới cũng đang nỗ lực giành thị phần vùng nguyên liệu tại Việt Nam qua chương trình phát triển cà phê bền vững. Công ty này được biết đến với nhiều dòng sản phẩm đồ ăn nhanh nổi tiếng, như bánh Oreo và sô cô la Cadbury, nhưng 17% doanh thu của Mondelez đến từ cà phê và các thức uống dinh dưỡng.
Mới đây, công ty này đã công bố cam kết khoản đầu tư ít nhất 200 triệu USD cho 1 triệu nông dân trồng và kinh doanh cà phê đến năm 2020.
Cụ thể, chương trình này sẽ đào tạo 1.500 nông dân về thực hành nông nghiệp giúp họ gia tăng sản lượng cà phê và nâng cao chất lượng hạt. Các khoản đầu tư này sẽ giúp nông dân có khả năng cung ứng khoảng 7.000 tấn cà phê, đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp hội 4C.
Được biết, Mondelez International là một trong những khách hàng thu mua cà phê lớn nhất tại Việt Nam. Dự án đầu tư ở Việt Nam giúp Mondelez International thực hiện mục tiêu phát triển nguồn cung cấp bền vững cho 100% lượng cà phê của Công ty ở Tây Âu tới năm 2015.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện thu mua 50 - 60% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam, tương đương 600.000 tấn/năm.
Như vậy, trong bối cảnh thị trường cà phê toàn cầu đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì những động thái đầu tư vốn và kinh nghiệm trong sản xuất - thương mại nhằm phát triển cây cà phê bền vững là chiến lược phù hợp, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Anh Hoa - Thanh Tân
-
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang