-
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước -
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn -
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng
Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Thu hút FDI là nội dung quan trọng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), việc không tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu và hoạt động thương mại toàn cầu là hạn chế rất lớn đối với bất kỳ quốc gia nào.
Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, ông Giorgio Aliberti nhấn mạnh điều này với đại diện từ Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cùng đông đảo doanh nghiệp EU, doanh nghiệp trong nước tại Hội nghị bàn tròn đầu tiên về EVFTA và sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu hậu Covid-19, được tổ chức sáng nay 28/8 tại Hà Nội.
“Chúng ta cần có sự hiểu biết sâu sắc về các chuỗi giá trị toàn cầu, những cơ hội và thách thức cho Việt Nam. EVFTA là hiệp định mang tính lịch sử trong dấu mốc quan hệ giữa Việt Nam và EU. Ngày 1/8/2020 EVFTA có hiệu lực, có tỷ lệ dòng thuế nhất định được cắt giảm ngay lập tức. EVFTA cho thấy kết quả mang lại cả lợi ích hữu hình và nhiều lợi ích kinh tế khác, không đơn thuần là giảm thuế cho các đơn vị xuất nhập khẩu và có lợi cho túi tiền của người dân”, Đại sứ Giorgio Aliberti cho biết.
Theo đại sứ, FDI thường gắn chặt với thương mại. Các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài không dựa trên lý thuyết mà căn cứ vào những thông tin và bằng chứng thực tế. Đơn cử, các nhà sản xuất ô tô châu Âu thường thắc mắc mức tiêu thụ ô tô của thị trường Việt Nam còn rất thấp, do họ chưa hiểu được những quy định luật pháp liên quan của Việt Nam, chưa hình dung được hoạt động kinh doanh ô tô tại Việt Nam.
Do vậy, ông Giorgio Aliberti cho rằng, FDI có thể chảy vào thị trường Việt Nam mạnh hơn nữa nếu chúng ta gỡ bỏ các rào cản thương mại. Song song với thu hút FDI, Việt Nam cũng cần tính toán việc giữ chân các doanh nghiệp FDI.
Dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2018 qua khảo sát hơn 700 CEO doanh nghiệp nước ngoài về việc đưa ra quyết định đầu tư, Đại sứ Giorgio Aliberti cho biết các CEO này đánh giá các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA là quan trọng, nhưng không phải quan trọng nhất. Có 56% các CEO cho rằng các ưu đãi thuế quan theo FTA là quan trọng, nhưng phần lớn các CEO nhận định sự minh bạch và tính ổn định chính sách của quốc gia thu hút đầu tư mới là điều phải cân nhắc nhiều, đặc biệt phản ứng chính sách và khả năng dễ dự đoán của chính sách, bên cạnh yếu tố môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.
Minh chứng cho điều này, Đại sứ EU cho biết các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam rất cần cập nhật các quy định ở Việt Nam, nhưng nhiều chính sách, nghị định và thông tư của Việt Nam vẫn chưa được cập nhật bằng tiếng Anh, dẫn đến khả năng tiếp cận và hiểu rõ chính sách của họ rất hạn chế.
Việt Nam chưa cần tạo ra thay đổi lớn toàn bộ các chính sách, nhưng phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp với các quy định của EU, bởi đây là điều các nhà đầu tư EU rất quan tâm. Việc làm rõ và điều chỉnh chính sách là con đường tốt nhất để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU những thập niên qua có bước tăng trưởng đáng kể, tăng 13,7 lần trong 20 năm qua từ năm 2000. Xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong 5 năm qua cũng tăng ấn tượng 30% và EU đã là thị trường quan trọng thứ 2 của Việt Nam, trước khi hai bên ký kết EVFTA.
Hiện nay, việc tiêu thụ các sản phẩm trong nước của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chưa cao. Điều này có thể thấy rõ qua việc doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chỉ thu mua nội địa khoảng 30% lượng hàng, còn nguồn đầu vào lớn vẫn đến từ Trung Quốc và các thị trường khác. Đây là lý do cần đẩy mạnh hơn nữa thu hút FDI từ châu Âu để cải thiện chất lượng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước -
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trong ngày 16/10 -
Hai kịch bản tăng trưởng của VEPR, một trong số đó quý IV sẽ đi ngang -
Hủy thông báo mời thầu và dừng chọn nhà đầu tư Dự án nhiệt điện LNG Nghi Sơn
-
“Lắng nghe nông dân nói" về mong muốn mở rộng sản xuất, nhưng vướng về đất đai -
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Nâng chế độ bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm