-
Đà Nẵng hỗ trợ các tỉnh phía Bắc 25 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3 -
Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão -
Nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đối mặt với nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất -
Để trúng vào hệ trung cấp công an nhân dân năm 2024, cần đạt bao nhiêu điểm? -
Sau bão số 3, nước lũ tiếp tục dâng cao tại nhiều huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh -
Ứng viên giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2024 là ai?
Đặc sản Hàn Quốc kì công đánh bắt
Lươn biển là một món ăn mà dân Hàn Quốc cực kì ưa chuộng, không chỉ Hàn Quốc mà dân Nhật Bản, Đài Loan,...cũng rất ưa thích.
Theo lời kể của một số ngư dân thì lươn biển là một sản phẩm hoàn toàn mới lạ trên thị trường Việt Nam vài năm trở lại đây. Nó chỉ thực sự xuất hiện khi người Hàn qua thuê tàu, thuê công nhân của mình để ra khơi bắt về rồi nhập trở về nước họ. Từ đó, ngư dân ta mới nói “xem người Hàn ăn gì thì ta ăn thử cái đó”.
Tuy nhiên, theo ngư dân ở Hà Tĩnh thì việc đánh bắt lươn đòi hỏi phải có kỹ thuật và quy trình phức tạp. Ngoài ra, tàu còn phải to, công suất lớn, có ngư cụ tốt, trang thiết bị hiện đại (đa số nhập ngoại) thì mới ra khơi được.
Lươn biển đã sơ chế |
Hơn nữa, chi phí cho mỗi chuyến đi quá cao và đầu ra cho sản phẩm này ở Việt Nam chưa lớn như Hàn, nên ít người Việt biết đến. Hàng ra bao nhiêu gần người Hàn Quốc lấy bấy nhiêu, một số ít theo ngư dân được xuất sang Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,...nhưng Hàn Quốc vẫn là chính.
Về con lươn biển thú vị này, một số ngư dân cho biết: “Lươn biển chủ yếu sống ở vùng nước sâu, dòng hải lưu và nhiệt độ nước ổn định (nước sâu tầm 500-1000m, nhiệt độ nước 5-10*C) và cách xa bờ 80-100 hải lí, cho nên việc đánh bắt nó quả là khó với các chiếc thuyền gỗ của ngư dân ta”.
“Vùng biển miền Bắc không hề có là vì đặc thù nông, dòng hải lưu mạnh, nước ấm nên ko thích hợp môi trường sống cho lươn biển”, ngư dân vùng biển Hương Khê cho biết thêm.
Trò chuyện với anh Tô Quang Hiệp, một dân buôn lươn biển tại tàu, anh cho biết: “Lươn sau khi đánh bắt lên bờ sẽ được phân loại to nhỏ. Nếu lươn nhỏ quá, lái buôn Hàn Quốc sẽ bắt thả ngay xuống biển. Còn lươn to sản phẩm sẽ được thả ngay vào bể lớn trên tàu".
Lươn đóng thành túi để dễ bảo quản |
“Để đảm bảo lươn sống khi về Hàn Quốc, trên thuyền phải có bể có thể thay đổi được nhiệt độ nước ổn định ở mức 5 độ C, thông số muối, oxy phù hợp. Ngay khi vào đến bờ thì lươn sẽ được đưa ngay vào nhà máy sơ chế thủ công, lột bỏ da đầu và được đóng gói cấp đông ngay lập tức”, anh Hiệp cho biết thêm.
Cũng theo anh Hiệp: “Lươn về, công nhân phải làm liên tục 3 ca là chuyện bình thường. Vì phải làm kịp tiến độ để xuất hàng cho các lái buôn chở về Hàn Quốc ngay trong ngày”.
“Đa phần nguồn hàng đều xuất trở lại Hàn Quốc nên còn lại khá ít hàng được tiêu thụ trong nước. Cũng vì thế mà không nhiều người biết đến đặc sản Hàn Quốc được khai thác ở Việt Nam này”, anh Hiệp nói.
Giới sành ăn săn lùng lươn biển
Hiện nay, ngoài Hà Nội cũng có vài nơi bán lươn biển nhưng hàng khá trôi nổi và không rõ nguồn gốc ra sao, hàng loại nào. Thử tìm kiếm trên mạng Internet nhưng cũng không tìm được mối nào kinh doanh loại lươn biển này.
Chị Lưu Thu Hoài - nhân viên văn phòng ở Tràng Thi (Hà Nội) cho biết: “Mình biết tới lươn biển là qua người yêu chứ thực sự trước đó cũng chưa nhìn thấy bao giờ. Nhưng không phải mua ở Hà Nội mà nhờ một người bạn mua hộ từ Đà Nẵng”.
Lươn biển nướng nhìn khá ngon miệng |
“Lần đó, người yêu mình mua 280.000 đồng/kg, nhưng đó là loại to, loại nhỏ thì chỉ có giá 150.000 – 160.000 đồng/kg thôi. Sau lần ăn thử đó thấy khá ngon nên cũng tìm mua ở Hà Nội. Nhưng hàng trôi nổi và nhỏ, nướng lên ăn thấy hơi cứng và không ngon, thịt đen lại có vị đắng đắng”, chị Hoài cho biết thêm.
Chị Phạm Thị Hà là một lái buôn chuyên kinh doanh hải sản ở Hà Tĩnh cho biết: “Lươn biển rất được người Hàn và người Nhật ưa thích. Thuyền về bao nhiêu hàng là họ lấy hết, miễn là đủ trọng lượng. Với giá dao động từ 220.000 – 280.000 đồng/kg loại đã sơ chế. Còn hàng tươi sống nguyên con thì cao hơn, từ 300.000 – 400.000 đồng/kg”.
“Loại nhỏ họ không lấy thì mình lại bán trong nước. Tuy nhiên, cũng không có nhiều hàng đến thế để kinh doanh. Chỉ những mối quen đặt trước thì mới có, hoặc hàng về thì gọi mối quen đến lấy cũng hết sạch. Nhiều khách làm nhà hàng ngoài Hà Nội gọi suốt nhưng không dám hứa trước mà phải lựa để có hàng tươi cho khách, đảm bảo uy tín cho nhà hàng của họ”, chị Hà cho biết thêm.
Lươn biển khá dài |
Hàng không biết lúc nào có, lúc nào không nhưng đều đều mỗi tháng chị Hà cũng bán được 200 – 300 kg lươn biển. Vừa bán buôn vừa làm nguồn hàng cung cấp cho nhà hàng nên tiêu thụ rất tốt.
“Khách đến ăn mà chán tôm, cua, mực đều gọi lươn biển để ăn thử. Ăn xong lại hỏi mua 1 – 2 kg mang về làm quà hoặc xin số điện thoại để gọi chuyển hàng ra nếu thèm”, chị Hà khoe.
-
Để trúng vào hệ trung cấp công an nhân dân năm 2024, cần đạt bao nhiêu điểm? -
Sau bão số 3, nước lũ tiếp tục dâng cao tại nhiều huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh -
Ứng viên giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2024 là ai? -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 -
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ định: Chưa tổ chức dạy học nếu thiếu an toàn -
Khắc phục hơn 85.000 ha lúa và rau màu bị ngập úng sau bão Yagi -
Nhiều địa phương ở miền Bắc được cấp điện trở lại trong ngày 8/9
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế