
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
![]() |
Quốc môn, Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh - cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế phía Tây tỉnh Gia Lai |
Phát triển nông nghiệp bền vững
Ông Lê Tiến Anh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai cho biết, Hội nghị Xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện Đức Cơ năm 2023 tổ chức vào ngày 15/12/2023 dự kiến thu hút đông đảo nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài huyện đến tìm hiểu và đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội tại địa phương. Hội nghị cũng là nơi để các nhà đầu tư trực tiếp gặp gỡ nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động hợp tác, giao lưu kết nối giao thương.
Đức Cơ là huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây tỉnh Gia Lai, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Huyện cũng là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế phía Tây tỉnh Gia Lai với Quốc lộ 19 là trục giao thông chiến lược gắn với Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Quốc lộ 14C gắn với tuyến hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển giao thương với các tỉnh của nước bạn.
Đặc điểm khí hậu tại Đức Cơ rất thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện hiện có 26.678,33 ha điều; 9.248,5 ha cà phê; 6.239 ha cao su tiểu điền; 685,65 ha hồ tiêu; 636 ha sầu riêng và trên 300 nhà nuôi, dẫn dụ chim yến với sản lượng 3 tấn tổ yến thô mỗi năm.
Trên địa bàn huyện có 3 công ty cao su thuộc binh đoàn 15, gắn với 3 nhà máy chế biến mủ cao su, góp phần chế biến mủ cao su tại chỗ, nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Thời gian qua, với nỗ lực đầu tư tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, huyện đã chủ trương hoàn thành việc khoanh vẽ và xây dựng bản đồ các loại cây trồng chủ lực; xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, làm cơ sở khoa học để sắp xếp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng trồng cây có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành những vùng nguyên liệu cây trồng chủ lực chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa với quy trình sản xuất tốt, từng bước tiến lên nông nghiệp công nghệ cao.
Đến nay, huyện đã có 3 sản phẩm đạt nhãn hiệu chứng nhận nông sản, gồm Lợn Brong, Sầu riêng, Yến sào; 33 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh (trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh); hình thành vùng liên kết trồng sầu riêng đạt chứng nhận VietGap 450 ha phục vụ xuất khẩu.
Trong thời gian tới, Đức Cơ tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm, gắn bó với huyện để thúc đẩy lĩnh vực nông, lâm nghiệp của huyện ngày một khởi sắc, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Chú trọng năng lượng tái tạo, phát huy tiềm năng công nghiệp - thương mại
Bên cạnh nông nghiệp, Đức Cơ có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp - thương mại, nhất là công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Theo đó, công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển các dự án năng lượng, năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời rất được quan tâm.
Hiện trên địa bàn huyện có 195 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công công suất 41.725 kWp và 1 dự án thủy điện nhỏ. Bên cạnh đó, Dự án Thủy điện Ia Krêl 1 đang được nhà đầu tư quan tâm, khảo sát để xin chủ trương đầu tư.
UBND huyện đã xây dựng phương án phát triển Cụm công nghiệp huyện Đức Cơ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với diện tích 30 ha tại thôn Ia Kăm, xã Ia Kriêng trình Sở Công thương, UBND tỉnh tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh. Cụm công nghiệp này sẽ ưu tiên phát triển các nhóm ngành nghề như: chế biến nông, lâm sản; thực phẩm; sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (sử dụng công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường); vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ…
Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, Đức Cơ đang mời gọi đầu tư 25 dự án trên nhiều lĩnh vực, như xây dựng, nhà ở, thương mại, dịch vụ (16 dự án); văn hóa, du lịch (5 dự án); nông nghiệp (4 dự án).
Đối với Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đang hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực, chưa có ngành công nghiệp chủ đạo, mũi nhọn, tới đây, tỉnh Gia Lai và địa phương cũng sẽ có định hướng phù hợp để phát huy thế mạnh.
Ngoài ra, ngành dịch vụ du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Đức Cơ cũng được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là du lịch trải nghiệm, khám phá các vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn trái rộng lớn; khám phá không gian văn hóa cồng chiêng tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu khai thác hiệu quả, đây cũng là một lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế cho địa phương.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort