Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 13 tháng 11 năm 2024,
Đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 103.000 tấn đường năm 2020
Thế Hải - 13/11/2020 10:46
 
Ngày 2/12/2020, Hội đồng đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2020 sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 103.000 tấn đường (mã HS 17.01) năm 2020.
Phiên đấu giá nhập khẩu 103.0000 tấn đường theo hạn ngạch năm 2020 sẽ diễn ra vào 3/12/2020.
Phiên đấu giá nhập khẩu 103.0000 tấn đường theo hạn ngạch năm 2020 sẽ diễn ra vào 2/12/2020.

Hội đồng đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2020 sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 103.000 tấn đường (mã HS 17.01) năm 2020.

Theo đó, đối tượng tham gia đấu giá là thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện và thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất. Thương nhân sản xuất đường chỉ được đăng ký tham gia đấu giá quyền sử dụng chủng loại đường thô. Thương nhân sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất chỉ được đăng ký tham gia đấu giá quyền sử dụng chủng loại đường tinh luyện.

Số lượng đường tham gia đấu giá là đường thô (mã HS 17.01): 72.000 tấn; Đường tinh luyện (mã HS 17.01): 31.000 tấn. Giá khởi điểm với đường thô là 2.400.000 đồng/tấn; Đường tinh luyện: 2.400.000 đồng/tấn.

Phiên đấu giá sẽ được tổ chức tại Phòng họp tầng 2, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội vào ngày 2/12/2020. Thời hạn nhận hồ sơ tham gia đấu giá là từ 8h00 ngày 13/11/2020 đến 17h00 ngày 24/11/2020.

Năm 2019, Bộ Công Thương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 98.000 tấn (30.000 tấn đường tinh luyện; 68.000 tấn đường thô). Đã có 8 doanh nghiệp tham gia đấu giá; trong đó, 6 doanh nghiệp đấu giá mặt hàng đường tinh luyện, 2 doanh nghiệp đấu giá mặt hàng đường thô.

Chương trình đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường được Bộ Công Thương triển khai với tinh thần công khai, minh bạch, mang lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp và ngân sách nhà nước.

Lần đầu tiên thí điểm tổ chức vào năm 2016, chương trình mang lại 138 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp cũng được hưởng lợi khi có lợi nhuận từ việc bán đường tinh nhập khẩu và luyện đường thô. Việc tổ chức vào quý cuối năm cũng được đánh giá là thời điểm phù hợp, vì doanh nghiệp mía đường trong nước đã xong mùa vụ nên không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.


Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư