
-
Bình Định xúc tiến đầu tư, hợp tác với Tập đoàn Ghassan About tại UAE
-
Phát triển Bến Tre là tỉnh khá của cả nước vào năm 2030
-
Quảng Ngãi trình HĐND tỉnh xem xét cho điều chỉnh 3 dự án, tổng vốn 6.700 tỷ đồng
-
Đà Nẵng nêu lộ trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế
-
Tháo gỡ nút thắt logistics, khơi thông luồng hàng cho vùng ĐBSCL -
Quảng Nam điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn
![]() |
Phối cảnh cầu Mỹ Thuận 2 |
Theo Bộ Giao thông vận tải, giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch vốn ngân sách trung ương đầu tư cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 86.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% so với cả nước để triển khai 27 dự án gồm:
Tiếp tục triển khai 13 dự án đang thực hiện sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025 là: tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2, xây dựng tuyến tránh TP. Cà Mau, TP. Long Xuyên, TP. Cao Lãnh, nâng cấp một số tuyến Quốc lộ 57, Quốc lộ 61B…, dự án luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu giai đoạn 2, dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2…
Khởi công 14 dự án gồm: Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau, dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, tuyến Nam Sông Hậu…, dự án phát triển hành lang vận tải thủy và logistics khu vực phía Nam, dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy… Các dự án này sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025. Riêng các dự án quan trọng quốc gia, dự án cầu lớn sẽ cơ bản hoàn thành trong năm 2026.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, giai đoạn này số vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho vùng ĐBSCL tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2016- 2020. Riêng số vốn bố trí để đầu tư hệ thống đường cao tốc lên tới 42.647 tỷ đồng, chiếm 20% mức vốn đầu tư cho đường cao tốc của cả nước, gấp gần 14 lần so với giai đoạn 2016- 2020 (3.052 tỷ đồng).
Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, trong giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến cao tốc còn lại theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị và quy hoạch được duyệt, gồm: cầu Cần Thơ 2, đoạn Rạch Giá - Bạc Liêu thuộc tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, tuyến Hồng Ngự - Trà Vinh (không bao gồm đoạn An Hữu - Cao Lãnh)…
Về đường thủy, nâng cấp các tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền, tuyến Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau, tuyến sông Hàm Luông, tiếp tục kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa các cảng thủy nội địa theo quy hoạch được duyệt.
Về hàng hải, kêu gọi đầu tư các cảng biển trong khu vực, đầu tư khu bến cảng đầu mối, cửa ngõ của vùng tại khu vực cửa Trần Đề.
Về hàng không, tiếp tục đầu tư nâng cấp các cảng hàng không trong vùng.
Về đường sắt, đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với Cần Thơ.

-
Tháo gỡ nút thắt logistics, khơi thông luồng hàng cho vùng ĐBSCL -
Quảng Nam điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn -
Đà Nẵng đốc thúc hình thành Khu phi thuế quan -
Lâm Đồng điều chỉnh Dự án thủy điện Đồng Nai 1 -
Chốt phương án đầu tư BOT cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trị giá 11.179 tỷ đồng -
Quảng Ninh xây dựng KCN Sông Khoai thành KCN trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng -
Petrovietnam chuẩn bị xây dựng Báo cáo tiền khả thi Tổ hợp lọc hoá dầu số 3
-
CMC Cyber Security "bắt tay" đối tác bảo mật quốc tế OPSWAT
-
Cùng Samtec Việt Nam lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng
-
Vinamilk Sure Prevent Gold đồng hành thăm khám sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi
-
Abera Vietnam chinh phục Amazon - Khi tinh thần cầu thị là cốt lõi của sự thành công
-
Herbalife hỗ trợ nâng cao sức mạnh của thể thao Việt Nam
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn bên cho thuê ướt 4 tàu bay giao tháng 2/2024