Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Đầu tư điểm đến cần ưu tiên trải nghiệm để khách ở lâu, chi nhiều tiền
Hồ Hạ - 09/12/2019 18:32
 
Nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (10-40%). Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao, trung bình hơn 1.000 USD cho một chuyến 9 ngày.

Lần thứ hai tổ chức, Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam diễn ra ngày 12/9 đã thảo luận nhiều nội dung xoay quanh các vấn đề cấp thiết của ngành du lịch. Trong đó, vấn đề đầu tư cải thiện trải nghiệm của du khách tại điểm đến được bàn luận sôi nổi. 

Khách quốc tế tăng trưởng mạnh, nhưng tỷ lệ trở lại thấp

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng, thời gian qua, du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển nhanh, mạnh với lượng du khách quốc tế tăng trưởng cao. Giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch quốc tế đạt 12,8%/năm.

Năm 2016, Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015, đóng góp trực tiếp đạt 6,96% vào GDP. Hai năm sau đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017, đóng góp trực tiếp ước đạt 8,5% vào GDP. Nếu không có diễn biến bất thường, năm 2019 du lịch Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao, đón 18 triệu lượt du khách quốc tế.

.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị: “Ban tổ chức Diễn đàn hình thành báo cáo kiến nghị giải pháp về những nội dung bàn thảo, phải tính tới việc lựa chọn một số vấn đề ưu tiên, trên cơ sở hợp tác chặt chẽ con người, nguồn lực công - tư để triển khai thực tế”.
Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể của Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia và còn có ảnh hưởng lớn tới các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với du lịch như hàng không, bất động sản, thương mại - dịch vụ.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019, du lịch chứng kiến nhiều bước tăng trưởng ấn tượng, bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều áp lực, thách thức với Chính phủ, các Bộ ngành cùng các doanh nghiệp vì sự tăng trưởng nóng lại chưa đi kèm với các yếu tố bền vững và hiệu quả. Bài toán nâng cao năng suất lao động, ứng dụng các nền tảng công nghệ, liên kết và hợp tác theo chuỗi, tăng cường trách nhiệm xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường là những vấn đề rất nóng trong nhiều ngành nhưng với du lịch, dịch vụ và hàng không càng quan trọng hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị,  Ban tổ chức Diễn đàn nên hình thành báo cáo kiến nghị giải pháp về những nội dung bàn thảo gửi Lãnh đạo Chính phủ cùng các Bộ ngành, phải tính tới việc lựa chọn một số vấn đề ưu tiên, trên cơ sở hợp tác chặt chẽ con người, nguồn lực công - tư để triển khai thực tế”.

"Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hết sức ủng hộ, đồng hành nếu chúng ta tư duy và tiếp cận mọi việc theo cách này", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Những con số đó thật đáng mừng, nhưng thật buồn khi tỷ lệ quay trở lại của khách quốc tế lại rất thấp thấp (10-40%), mức chi tiêu không cao, trung bình hơn 1.000 USD cho 9 ngày.

“Nguyên nhân là do sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa hấp dẫn, thiếu gắn kết, các hoạt động giải trí, mua sắm, chăm sóc khách chưa đa dạng...”, ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam “mổ xẻ” và cho biết: “Du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế và điểm nghẽn chưa được giải quyết triệt để như: Công tác xúc tiến quảng bá chưa thực sự hiệu quả do hạn chế về nguồn lực, cơ chế vận hành, chưa thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài, Quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch chưa được vận hành và đi vào hoạt động; hạ tầng sân bay có xu hướng quá tải, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng cao về số lượng khách du lịch; chính sách thị thực nhập cảnh còn hạn chế so với các điểm đến cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…”.

Đầu tư điểm đến phải theo nhu cầu của du khách

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Kai Partale, chuyên gia Dự án xây dựng Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam thử nghiệm tại 5 điểm đến cấp tỉnh gồm Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, do Liên minh châu Âu tài trợ nhận thấy những điểm yếu trong đầu tư điểm đến của các địa phương trên, nhất là yếu tố đảm bảo môi trường du lịch. Ông cho rằng: “Khi đầu tư cá khu, điểm du lịch, các địa phương cần ưu tiên chi tiêu cho bảo vệ môi trường, xây dựng các bộ tiêu chí có tính nghiêm ngặt của các quy định môi trường, thực thi các quy định về môi trường thật tốt và tổ chức nhiều chiến dịch môi trường”.

.
Với chủ đề "Để du lịch Việt Nam thực sự cất cánh", Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam lần 2, năm 2019 là sự kiện gặp gỡ, đối thoại công - tư quy mô quốc gia. Mục tiêu là nhằm tạo sự bứt phá, bền vững, cải thiện năng lực cạnh tranh của du lịch Việt.

Bên cạnh đó, ông Kai Partale đề xuất: “Việt Nam cần khuyến khích đầu tư và hoạt động kinh doanh trong ngành Du lịch, bao gồm: Hỗ trợ các nhà đầu tư về vấn đề quyền sở hữu với chế độ thuế khóa thân thiện hơn; phân bổ ngân sách lớn hơn cho công tác quảng bá, xúc tiến ngành Du lịch; đầu tư vào chỉ số “Môi trường bền vững” để bảo đảm ngành du lịch phát triển bền vững và cải thiện hơn nữa hạ tầng dịch vụ du lịch, tập trung vào chất lượng hơn là số lượng.

Trong khi đó, ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc công ty du lịch Hanoitourist cho rằng, trước đây chúng ta coi du lịch là ngành dịch vụ, nhưng xu hướng thế giới, đây là một ngành kinh tế trải nghiệm. Để du khách hài lòng, ở lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn thì cần ưu tiên đào tạo rất cả đội ngũ làm trực tiếp và quản lý điểm đến. Đồng thời, cần kết nối các điểm đến, các tỉnh, thành để tạo nên các tour, chuỗi sản phẩm liên vùng. Đặc biệt, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm ở những khu du lịch trọng điểm.

.
ông Kai Partale, chuyên gia Dự án xây dựng Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam thử nghiệm, do Liên minh châu Âu tài trợ cho rằng, Việt Nam cần đầu tư vào chỉ số “Môi trường bền vững” để bảo đảm ngành du lịch phát triển bền vững.

Đồng quan điểm, ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty du lịch Saigontourist đề xuất thêm: “Việt Nam cần có các chiến lược ưu tiên đầu tư phục vụ các thị trường, đối tượng khách cao cấp, có mức chi tiêu cao như du lịch golf. Theo ông, dòng khách này có mức chi tiêu trung bình cao hơn 2 – 3 lần so với dòng khách khác”.

Về vấn đề này, ông Vũ Thế Bình cho rằng, khi đầu tư xây dựng điểm đến du lịch, các địa phương cần quan tâm đến xây dựng thương hiệu điểm đến, nhất là việc dành quỹ đất tạo cảnh quan thiên nhiên và các không gian công cộng, tránh xây dựng ồ ạt theo kiểu làm đô thị. Trong đó, cần ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo sinh kế cho người dân địa phương, “nắn” họ từ phá rừng thành nguồi bảo vệ rừng thông qua hoạt động du lịch. “Lâu nay, chúng ta đang bán cái đã có, bây giờ cần đầu tư sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của các “thượng đế” để họ thực sự cảm thấy chuyến đi đầy thú vị và hài long khi vừa khám phá, trải nghiệm và được đắm mình vào không gian văn hóa”.

Bất cứ sản phẩm du lịch nào cũng có chu kỳ và tuổi đời thu hút của nó. Các di sản văn hóa cũng cần phải được thường xuyên bảo tồn, tu bổ, làm mới để du khách luôn được trải nghiệm, khám phá, góp phần nâng cao giá trị gia tăng, mức chi tiêu của khách. Chẳng hạn, Huế đang phục dựng, tái hiện từng phần bối cảnh cung đình và Hoàng cung Huế trong Đại nội, phục hồi Thái Y viện để chăn sóc sức khỏe, phát triển không gian văn hóa Đông Khuyết để giới thiệu, cung cấp các sản phẩm lưu niệm cao cấp, xây dựng đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực”… từng bước để hình thành một không gian cung đình trọn vẹn, độc đáo và thu hút khách, ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế chia sẻ tại Diễn đàn.
Hà Nội trưng bày và lấy ý kiến về logo du lịch làng nghề
Ngày 7/12/2019, Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức hoạt động trưng bày giới thiệu và lấy ý kiến về sản phẩm mẫu hệ thống biển chỉ dẫn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư