
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Các nguồn điện được Ninh Thuận đề xuất gồm điện gió trên đất liền là 1.887,85 MW; điện gió ven biển là 4.380 MW, điện gió ngoài khơi với 21.000 MW, chuyển nguồn quy hoạch điện hạt nhân 4.600 MW sang điện khí LNG; điện khí LNG là 1.500 MW; thủy điện vừa và nhỏ là 438 MW, thủy điện tích năng là 3.600 MW và điện mặt trời là 5.189,15 MW.
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tính đến thời điểm cuối tháng 11/2021 này, Thủ tướng Chính phủ/Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất là 12.080,7MW.
Cụ thể là điện gió trên đất liền là 791,85 MW, điện hạt nhân là 4.600 MW, điện khí LNG là 1.500 MW, thủy điện vừa và nhỏ là 438 MW, thủy điện tích năng là 1.200 MW và điện mặt trời là 3.550,85 MW.
Với nỗ lực, quyết tâm của chủ đầu tư, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, UBND tỉnh Ninh Thuận và sự ủng hộ của người dân trong vùng dự án, đến nay đã hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất là 3.176,15MW.
Cụ thể gồm 11 dự án điện gió trên đất liền với tổng công suất 666,85 MW; trong đó: đã vận hành thương mại toàn bộ 10 dự án và 01 phần dự án với tổng công suất 573,85 MW, chờ cơ chế giá điện để vận hành thương mại phần còn lại của 01 dự án với công suất 93 MW.
![]() |
UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ Công thương sớm tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách giá điện mới thay thế quy định giá điện gió, điện mặt trời đã hết hiệu lực |
Điện mặt trời là 35 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng với tổng công suất 2.456,85 MW; trong đó, đã vận hành thương mại toàn bộ 32 dự án và vận hành một phần của 02 dự án với tổng công suất 2.302,85MW, chờ cơ chế giá để vận hành thương mại 01 dự án và phần còn lại của 02 dự án với tổng suất 154 MW và thủy điện vừa và nhỏ: 299MW
UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, đã thống nhất phê duyệt thay thế quy mô công suất nguồn điện hạt nhân 4.600 MW bằng nguồn điện khí LNG với quy mô công suất tương đương vào Trung tâm điện lực Cà Ná bổ sung vào quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.
Đồng thời kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình đường dây 500 kV, 220 kV, 110 kV đã được các cấp phê duyệt bổ sung quy hoạch, điện hình các công trình trọng điểm như tuyến đường đây mạch kép 500 kV Thuận Nam - Chơn Thành, đường dây 220 kV Ninh Phước - 500 kV Thuận Nam, tuyến đường dây mạch 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm (mạch 1 và 2), đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Thủy điện tích năng Bác Ái.
Đồng thời đề nghị Bộ Công thương sớm tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách giá điện mới thay thế quy định giá điện gió, điện mặt trời đã hết hiệu lực.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower