
-
10.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
-
Tháng đầu năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USD
-
Sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 giảm mạnh, do Tết và do thiếu đơn hàng
-
Tháng Tết, Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,52%
-
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết -
Trụ cột của quan hệ Việt Nam - Argentina
Phạm vi Đề án bao gồm 03 phân ngành năng lượng (than, khí và điện lực) giữ vai trò quan trọng, chủ chốt trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam.
Chuyển đổi ngành năng lượng sang cơ chế thị trường cạnh tranh
Mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng (than, khí, điện) cạnh tranh lành mạnh, theo từng giai đoạn và có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử, thu hút và đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng; đồng thời khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước.
Phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành than, khí và điện lực; bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định.
Thị trường than, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ đối với việc cung cấp than cho sản xuất điện (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT được Chính phủ bảo lãnh hợp đồng cung cấp than) và xuất khẩu than; từng bước chuyển đổi thị trường than theo hướng thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh, các chủ thể tham gia thị trường thực hiện giao dịch, mua bán than, cung cấp các dịch vụ cho việc giao dịch, mua bán than tuân thủ quy định và thông lệ của thị trường.
Thị trường khí, từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí CNG, LPG và LNG; xây dựng lộ trình, vận hành thị trường cạnh tranh phân phối khí hạ nguồn với việc đưa vào áp dụng quy định quyền được thuê và sử dụng hạ tầng của bên thứ ba; tiếp tục thực hiện các cam kết của Chính phủ và cam kết thương mại đã ký đối với các hệ thống thu gom, phân phối khí phát triển trên cơ sở các dự án khai thác khí trong nước.
Thị trường điện, củng cố phát triển mở rộng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tạo tiền đề vững chắc để chuyển đổi sang giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
![]() |
Ảnh minh họa |
Lộ trình phát triển
Đối với thị trường khí, giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 duy trì mô hình thị trường khí như hiện tại đối với việc cạnh tranh khâu khai thác và nhập khẩu khí tự nhiên (bằng đường ống) với một đầu mối thu mua tại thượng nguồn đối với mỗi hệ thống khai thác, phân phối khí (trừ các dự án được Chính phủ phê duyệt cơ chế khác trong hợp đồng mua bán khí); cạnh tranh kinh doanh nhập khẩu và phân phối trên thị trường nội địa (không dùng đường ống) đối với LPG, CNG; cho phép các nhà thầu, chủ đầu tư của dự án khai thác khí mới lựa chọn đàm phán bán khí trực tiếp đến các loại hộ tiêu thụ hoặc bán buôn cho PVN/PVGas.
Triển khai vận hành mô hình kinh doanh mới đối với các dự án LNG nhập khẩu (các thành phần tham gia nhập khẩu LNG bán khí trực tiếp đến các khách hàng)…
Thị trường than, giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 duy trì mô hình các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc khai thác, sản xuất, kinh doanh than trong nước; tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh than, đặc biệt là nhập khẩu than; duy trì mô hình cấp than cho các hộ tiêu thụ như hiện nay.
Với thị trường điện, giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 củng cố, hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh; triển khai xây dựng và đưa vào vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo tiến độ quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
Để đạt được những định hướng trên, Đề án đưa ra những giải pháp tổng quát về: Tổ chức, quản lý đối với ngành năng lượng; quy hoạch phát triển ngành năng lượng; giá năng lượng…

-
Việt Nam - Malaysia: Tăng cường hiểu biết, tin cậy và hợp tác phát triển -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết -
Trụ cột của quan hệ Việt Nam - Argentina -
Hải Phòng khởi công Dự án Đầu tư xây dựng đường Đỗ Mười kéo dài, tổng vốn 1.066,84 tỷ đồng -
Tiêu thụ điện Tết Quý Mão 2023 giảm mạnh so với Tết 2022 -
Lập tổ giám sát tình hình kinh doanh xăng dầu tại nhiều tỉnh, thành phố -
Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/1
-
2 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
3 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
4 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
5 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm