
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
Theo đó, đoàn kiểm tra, xác minh 14 nội dung, như hướng dẫn người dùng về cách thức chống cuộc gọi rác; cung cấp các công cụ, ứng dụng để phản ánh cuộc gọi rác; thực hiện triệt để biện pháp ngăn chặn cuộc gọi quảng cáo đến danh sách không nhận quảng cáo; ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử được dùng để phát tán cuộc gọi rác…
Kết quả, cả 4 doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xác định thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác, vận hành hệ thống kỹ thuật ngăn chặn cuộc gọi rác...
![]() |
Tuy nhiên, Viettel chưa thực hiện triệt để các biện pháp ngăn chặn cuộc gọi quảng cáo đến danh sách không quảng cáo. Trong thời gian kiểm tra, có 1.165 cuộc gọi sử dụng tên định danh gọi đến 921 thuê bao đã đăng ký trong danh sách không nhận quảng cáo, vi phạm quy định tại Khoản 3, Điều 9, Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14-8-2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Còn CMC Telecom đã để 63.390 cuộc gọi quảng cáo đến 41.917 thuê bao đã đăng ký trong danh sách không nhận quảng cáo. Trong thời kỳ kiểm tra, có 2 cá nhân và 18 tổ chức là khách hàng của CMC Telecom có thuê bao cố định thực hiện cuộc gọi quảng cáo.
Trong khi đó, FPT Telecom cũng chưa thực hiện triệt để các biện pháp ngăn chặn cuộc gọi quảng cáo, để 526.159 cuộc gọi quảng cáo đến 137.125 thuê bao đã đăng ký trong danh sách không nhận quảng cáo. Trong thời kỳ kiểm tra, FPT Telecom chưa thực hiện đầy đủ việc thống kê, cập nhật số liệu cuộc gọi rác theo quy định.
Với các hành vi vi phạm nêu trên, Viettel, CMC Telecom và FPT Telecom cùng bị đề nghị xử phạt hành chính mỗi đơn vị 140 triệu đồng, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ 2 tháng đối với các thuê bao vi phạm.
Liên quan đến vấn đề dẹp SIM rác, cuộc gọi rác, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quán triệt, từ ngày 15/4/2024, các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định. Trường hợp phát hiện vi phạm, Bộ sẽ tổ chức thanh tra, xử lý nghiêm, đồng thời có văn bản nhắc nhở người đứng đầu các doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng xem xét có hình thức kỷ luật.

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower