
-
Đề xuất tăng mức ký quỹ đa cấp lên 50 tỷ đồng
-
Petrovietnam tăng trưởng ổn định trong nửa đầu năm
-
EVNGENCO1 đẩy nhanh thủ tục để sớm được giao hàng loạt dự án điện
-
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á -
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
Trước hết, 20 ngành nghề kinh doanh được loại ra so với danh mục hiện hành sẽ mở rộng cơ hội cho nhiều người, nhưng cũng tạo áp lực cạnh tranh lớn hơn với những doanh nghiệp hiện hữu, vốn đang được bảo vệ bởi chính hàng rào điều kiện kinh doanh giới hạn sự gia nhập của những người chơi mới.
![]() |
Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vừa được Quốc hội bấm nút thông qua |
Trong bối cảnh mới, người chơi - cả mới và cũ - sẽ phải học cách chơi sao cho đúng chuẩn mực, thể hiện được năng lực cạnh tranh nếu muốn trụ vững trong thương trường thì đương nhiên, người tiêu dùng, khách hàng, đối tác sẽ là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ những thay đổi này. Nhưng thay đổi được chờ đợi hơn chính là các cơ quan quản lý chuyên ngành, cụ thể hơn là từng công chức thực thi ở các cấp. Tư duy tiền kiểm - áp đặt điều kiện khi gia nhập thị trường - sẽ phải chuyển thành hậu kiểm - tạo luật chơi, hỗ trợ tuân thủ luật chơi và thổi còi, xử lý kịp thời hành vi vi phạm.
Chính sự thay đổi trong tư duy ứng xử với các quy định quản lý chuyên ngành và cách hành xử với doanh nghiệp, nhà đầu tư của mỗi công chức là điều kiện để hiện thực hóa cam kết của Chính phủ kiến tạo vì sự phát triển của doanh nghiệp, người dân. Sâu xa hơn, tư duy này sẽ đặt nền móng cho sự thay đổi về chất của môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam.
Lý do là về bản chất, điều kiện kinh doanh được xây dựng để giúp cơ quan quản lý nhà nước đạt các mục tiêu rất rõ ràng. Đó là bảo đảm quốc phòng, an ninh, quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng.
Tùy theo từng thời kỳ, ngành, nghề và các điều kiện kinh doanh sẽ thay đổi để thực hiện được các mục tiêu trên. Nhưng hệ lụy của cách thức quản lý bằng điều kiện kinh doanh chính là việc giảm tính cạnh tranh thị trường, tăng cơ hội độc quyền; giảm tính năng động, sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp… cũng như gây ra nguy cơ tiêu cực, nhũng nhiễu. Vì các lý do đó, mà bất cứ sự thay đổi nào của Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Tất nhiên, không dễ thực hiện được ngay các kỳ vọng này. Song giới đầu tư, kinh doanh đang trông đợi và tin tưởng vào tốc độ của những thay đổi trên khi thời điểm hiệu lực của hầu hết các ngành nghề trong Danh mục đã rất gần (từ ngày 1/1/2017). Bởi, chỉ khi có được những thay đổi trên thì sự xuất hiện của 15 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới sẽ không tạo thêm những rào cản trong môi trường kinh doanh, không gây áp lực cho doanh nghiệp muốn gia nhập các thị trường này.
Đòi hỏi trên đang đặt vào tay Chính phủ cùng các cơ quan quản lý nhà nước.

-
Biến số mới tại thị trường hàng không nội địa -
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á -
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân -
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower