
-
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn"
-
Lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc
-
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Hoa Kỳ
-
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4%
-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025 -
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
UBND TP.HCM vừa có công văn gửi Ban quản lý Dự án đường sắt (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) để góp ý cho báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, đoạn qua địa bàn Thành phố.
![]() |
Hướng tuyến dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ |
Góp ý về hướng tuyến, UBND TP.HCM đề nghị Ban quản lý Dự án đường sắt nghiên cứu xây dựng đoạn đi qua TP.HCM đi trên cao (trừ một số đoạn về các ga hàng hóa, ga trạm đầu mối kỹ thuật).
UBND TP.HCM cho rằng việc đi trên cao sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng việc chia cắt từ các tuyến đường bộ dưới mặt đất đảm bảo tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn vì hiện nay quá trình đô thị hóa tại Thành phố rất nhanh.
Đối với phương án huy động vốn cho dự án, UBND TP.HCM cho rằng, dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ vào khoảng 9 tỷ USD. Đây là mức đầu tư rất lớn dù đã tính đến phương án huy động vốn từ khu vực tư nhân nhưng phương án này khó khả thi nếu chỉ khai thác doanh thu từ bán vé.
UBND TP.HCM góp ý, phương án huy động vốn tư nhân sẽ khả thi khi kết hợp đầu tư tuyến đường sắt với đầu tư phát triển các trung tâm đô thị xung quanh nhà ga dọc tuyến. Khi đó, đất xung quanh các nhà ga sẽ được đấu giá để huy động vốn xây dựng dự án. Với phương án này sẽ giải quyết một phần không nhỏ bài toán về vốn cho dự án.
Tuy nhiên, trước mắt vẫn là vai trò dẫn dắt của đầu tư công để phát triển hạ tầng và hình thức này vẫn là hình thức đầu tư khả thi cho dự án này.
UBND TP.HCM cũng đề nghị Ban quản lý Dự án đường sắt làm rõ các cơ chế, chính sách cụ thể và quỹ đất thu hồi xung quanh các nhà ga để có thể triển khai theo mô hình giao thông có sức chở lớn kết hợp với phát triển đô thị.
Về tổng mức đầu tư của dự án UBND TP.HCM đề nghị cần làm rõ các chi phí xây dựng, chi phí thu hồi đất (phần công trình chính), chi phí thu hồi đất (xung quanh các nhà ga) trên địa bàn từng địa phương mà dự án đi qua.
Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ bắt đầu từ ga An Bình (tỉnh Bình Dương) đến ga Cần Thơ (TP Cần Thơ). Dự án đi qua 6 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài 174,4 km.
Dự án đường sắt này xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi; tốc độ thiết kế lớn nhất để chạy tàu là 190km/h, trong đó tàu khách khai thác với tốc độ dưới 190km/h, tàu hàng khai thác tốc độ dưới 120km/h.

-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025 -
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất -
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD -
Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD -
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư -
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower