Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 11 tháng 02 năm 2025,
Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt cho đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM
Nguyễn Lê - 10/02/2025 10:47
 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, những năm qua tiến độ xây dựng hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, TP.HCM được triển khai rất chậm.
.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy báo cáo tại phiên họp - Ảnh CTVQH

Sáng 10/2, Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội họp mở rộng thẩm tra Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, TP.HCM.

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, những năm qua tiến độ xây dựng hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, TP.HCM được triển khai rất chậm. Từ năm 2007 đến nay mới chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông đưa vào vận hành.

Nếu tiến độ vẫn như những năm vừa qua sẽ không đáp ứng được yêu cầu nên rất cần chính sách đặc thù để rút ngắn quy trình thủ tục thực hiện, ông Thanh nhấn mạnh.

Thông qua ngay tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Báo cáo tóm tắt tờ trình, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Danh Huy cho biết Dự thảo Nghị quyết quy phạm hóa 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt.

Theo đó, nhóm chính sách về huy động nguồn vốn quy định: (1) Thủ tướng được quyết định bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm cho địa phương; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác mà không phải theo thứ tự ưu tiên; huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà không phải lập Đề xuất dự án; (2) HĐND Thành phố có trách nhiệm bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm vốn ngân sách địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và nguồn vốn hợp pháp khác; (3) dự án được bố trí vốn qua nhiều kỳ trung hạn; (4) UBND Thành phố được bố trí vốn để triển khai trước một số công việc phục vụ cho dự án (chuẩn bị đầu tư, GPMB,...).

Nhóm chính sách về trình tự, thủ tục quy định: (1) dự án đường sắt đô thị không phải lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư mà được thực hiện ngay thủ tục lập, thẩm định, quyết định đầu tư; (2) UBND Thành phố được quyết định: (i) việc phân chia dự án thành các dự án thành phần, tiểu dự án khi phê duyệt dự án; (ii) quyết định gia hạn thời gian thực hiện khi tổng mức đầu tư không tăng mà không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án; (iii) quyết định công trình không phải thi tuyển phương án kiến trúc; (iv) chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, phi tư vấn, xây lắp và nhà đầu tư; (v) được ứng trước ngân sách địa phương năm sau để thực hiện dự án đáp ứng tiến độ; (3) được lập thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) thay thiết kế cơ sở và giao chủ đầu tư quyết định phê duyệt các bước thiết kế còn lại; (4) quy định tổng mức đầu tư, dự toán được áp dụng định mức, đơn giá do các tổ chức quốc tế công bố, các dự án có tính chất tương tự trên thế giới; (5) quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất.

Nhóm chính sách về phát triển đô thị theo mô hình TOD quy định khi lập, điều chỉnh quy hoạch TOD được quyết định các chỉ tiêu khác với quy chuẩn để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất; (2) UBND Thành phố được quyết định chuyển nhượng chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch trong khu vực TOD; (3) khi lập quy hoạch chi tiết phương án tuyến công trình, vị trí công trình không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch có liên quan.

Nhóm chính sách về phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực tương tự như chính sách của dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam về phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; ngoài ra bổ sung thêm thẩm quyền cho phép UBND Thành phố được quyết định lựa chọn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các tuyến đường sắt đô thị sau khi có sự thống nhất của Bộ GTVT.

Nhóm chính sách về vật liệu xây dựng và bãi đổ thải, dự thảo quy định tương tự như chính sách của dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Nhóm các quy định áp dụng riêng cho TP.HCM, ông Huy cho biết đã được quy định trong Luật Thủ đô để áp dụng cho Hà Nội, nhưng cần được bổ sung vào Nghị quyết này để TP.HCM được áp dụng tương tự với Thành phố Hà Nội. Cụ thể là quy định về: (1) thu và sử dụng tiền thu trong khu vực TOD; (2) huy động vốn thông qua các khoản vay phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; (3) tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất để chỉnh trang phát triển đô thị; (4) UBND Thành phố được tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường.

Để bảo đảm tiến độ, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết và trình Quốc hội theo trình tự thủ tục rút gọn để thông qua tại 1 kỳ họp (tháng 2/2025) - ông Huy báo cáo.

Toàn cảnh phiên họp

Làm rõ hơn nguồn vốn đầu tư

Đồng tình cần có cơ chế đặc thù, song một số ý kiến tại phiên họp còn băn khoăn về nội dung một số chính sách cụ thể và nguồn lực hiện tại.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Tạ Văn Hạ cho biết, ông phân vân khi giao UBND Thành phố được quyết định công trình không phải thi tuyển phương án kiến trúc; chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, phi tư vấn, xây lắp và nhà đầu tư…

Bởi vì, các công trình đường sắt đô thị không chỉ phục vụ giao thông mà còn là dấu ấn du lịch, văn hóa, nhất là với Hà Nội thì kiến trúc rất quan trọng, thời gian không nên là lý do để xem nhẹ vấn đề này.

Về chỉ định thầu, ông Hạ cho rằng, chỉ trong trường hợp cấp thiết thôi, vì chỉ định thầu là ngược với xu thế chung và Luật Đấu thầu. Chỉ định thầu dễ nảy sinh tiêu cực, nên khuyến khích đấu thầu, ông Hạ nêu quan điểm.

Liên quan đến kinh phí, theo Bộ GTVT, kinh phí để đầu tư, thực hiện các dự án với dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống đường sắt đô thị của hai Thành phố khoảng 3.065.100 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho hai Thành phố khoảng 424.850 tỷ đồng, ngân sách Thành phố Hà Nội cân đối bố trí khoảng 1.170.250 tỷ đồng, ngân sách TP.HCM cân đối bố trí khoảng 1.470.000 tỷ đồng.

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thì không nên quy định cứng số liệu về nguồn vốn. Hơn nữa dự thảo còn thiếu hẳn các nhà đầu tư chiến lược để huy động vốn tư nhân, ông An nhận xét.

Cần chính sách đặc biệt của đặc biệt về giải phóng mặt bằng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hải Nam nêu ý kiến.

Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh khẳng định các ý kiến tại phiên họp đều đồng tình cao có cơ chế đặc thù để phát triển đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội và TP.HCM. Ông Thanh đề nghị Ban soạn thảo quan tâm những vấn đề đại biểu nêu để mạng lưới đường sắt đô thị khi hoàn thành có thể khai thác đồng bộ, hiệu quả cùng với mạng lưới giao thông công cộng nói chung.

Đường sắt đô thị không chỉ phục vụ cho hai thành phố nên ngân sách Trung ương cũng cần hỗ trợ, ông Thanh nói và lưu ý làm rõ hơn các nguồn vốn khi trình ra Quốc hội.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Kèm theo Tờ trình số: 08/TTr-BGTVT ngày 06 tháng 02 năm 2025)

1. Thành phố Hà Nội

TT

Tên dự án

Dự kiến tiến độ thực hiện 

 
 

2026 -2030

2031-2035

2036-2045

 

A

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRƯỚC NĂM 2035

       

1

Tuyến 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh

       

-

Đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên

 

x

   

-

Đoạn Gia Lâm - Dương Xá

 

x

   

2

Tuyến 2: Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi

       

-

Đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

x

     

-

Đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình

x

     

-

Đoạn Nam Thăng Long - Nội Bài

x

     

-

Đoạn kéo dài đi Sóc Sơn

 

x

   

3

Tuyến 2A: Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai

       

-

Đoạn Cát Linh - Hà Đông (đã đưa vào khai thác từ 06/11/2021)

       

-

Đoạn kéo dài đi Xuân Mai

 

x

   

4

Tuyến 3: Trôi - Nhổn - Yên Sở

       

-

Đoạn Nhổn - ga Hà Nội (đoạn Nhổn - Cầu Giấy đã đưa vào khai thác từ 08/08/2024)

x

     

-

Đoạn ga Hà Nội - Yên Sở (Hoàng Mai)

x

     

-

Đoạn Nhổn - Trôi và kéo dài đi Sơn Tây

 

x

   

5

Tuyến 4: Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà

 

x

   

6

Tuyến 5: Văn Cao  - Hòa Lạc

x

     

7

Tuyến 6: Nội Bài - Ngọc Hồi

 

x

   

8

Tuyến 7: Mê Linh - Hà Đông

 

x

   

9

Tuyến 8: Sơn Đồng - Mai Dịch - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá

 

x

   

10

Tuyến vệ tinh: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai

 

x

   

B

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SAU NĂM 2035

       

-

Tuyến 2: đoạn từ Trần Hưng Đạo - Chợ Mơ - Ngã Tư Sở - Hoàng Quốc Việt

   

x

 

-

Tuyến 7: đoạn Mê Linh - Nội Bài

   

x

 

1

Tuyến 1A: Ngọc Hồi - Sân bay thứ 2 phía Nam

   

x

 

2

Tuyến 9: Mê Linh - Cổ Loa - Dương Xá

   

x

 

3

Tuyến 10: Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa

   

x

 

4

Tuyến 11: Vành đai 2 - Trục phía Nam - Sân bay thứ 2

   

x

 

5

Tuyến 12: kéo dài Tuyến vệ tinh từ Xuân Mai đi Phú Xuyên

   

x

 

2. Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Tên dự án

Dự kiến tiến độ thực hiện

 
 

2026 -2030

2031-2035

2036-2045

 

A

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRƯỚC NĂM 2035

       

1

Tuyến 1: Suối Tiên - Bến Thành - An Hạ

       

-

Bến Thành - Suối Tiên (đã hoàn thành, dự kiến đưa vào khai thác từ 22/12/2024)

       

-

Bến Thành - An Hạ

x

x

   

2

Tuyến 2: Củ Chi - QL22 - An Sương - Bến Thành - Thủ Thiêm

x

x

   

3

Tuyến 3: Hiệp Bình Phước - Bình Triệu - Ngã 6 Cộng Hòa - Tân Kiên - An Hạ

x

x

   

4

Tuyến 4: Đông Thạnh (Hóc Môn) - sân bay Tân Sơn Nhất - Bến Thành - Nguyễn Hữu Thọ - Khu đô thị Hiệp phước

x

x

   

5

Tuyến 5: Long Trường - Xa lộ Hà Nội - cầu Sài Gòn - Bảy Hiền - Đề-pô Đa Phước

x

x

   

6

Tuyến số 6: Vành đai trong

x

x

   

7

Tuyến 7: Tân Kiên - đường Nguyễn Văn Linh - Thủ Thiêm - Thảo Điền - Thanh Đa - Khu Công nghệ cao - Vinhomes Grand park

x

x

   

B

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SAU 2035

       

1

Tuyến 8: Đa Phước - Phạm Hùng - Ngô Gia Tự - Ga Sài Gòn - Công viên phần mềm Quang Trung - Hóc Môn - Bình Mỹ (Củ Chi)

   

x

 

2

Tuyến 9: An Hạ - Vĩnh Lộc - Ga Sài Gòn - Bình Triệu

   

x

 

3

Tuyến 10: Vành đai ngoài

   

x

 

*Ghi chú: Đối với các dự án thực hiện đầu tư sau năm 2035, tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và khả năng kết nối, UBND thành phố quyết định việc triển khai dự án sớm hơn.

Ưu tiên vốn đầu tư công cho đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị
Vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 sẽ ưu tiên dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư