-
Thành phố Huế công bố mở cảng cá Thuận An, chính thức đưa vào hoạt động
-
Gợi mở thêm giải pháp để GDP tăng trên 8%
-
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ quay trở lại
-
Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025: Đón làn sóng lớn
-
Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng -
Mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức và nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ đồng ở Bình Định
![]() |
Hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. |
Chính phủ vừa có Tờ trình số 69/TTr – CP kiến nghị Quốc hội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Đây là dự án có mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng bảo đảm kết nối hiệu quả mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dự án có điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9 km.
Tại Tờ trình số 69, Chính phủ đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt điện khí hóa khổ 1.435 mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa; tuyến chính đoạn từ ga Lào Cai Mới đến ga Nam Hải Phòng tốc độ thiết kế 160 km/h, đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội tốc độ thiết kế 120 km/h, các đoạn nối, tuyến nhánh tốc độ thiết kế 80 km/h.
Dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng đoạn tuyến chính theo quy mô đường đôi, phân kỳ đầu tư trước mắt theo quy mô đường đơn. Tuyến đường sắt này sẽ sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực tập trung cho tàu khách và tàu hàng; hệ thống thông tin, tín hiệu tương đương với hệ thống đang sử dụng tại một số tuyến đường sắt vận chuyển chung hành khách và hàng hóa trong khu vực.
Hướng tuyến của Dự án được nghiên cứu, lựa chọn bảo đảm ngắn nhất, thẳng nhất có thể, sử dụng 3 loại kết cấu chính trên tuyến (trong đó: kết cấu cầu chiếm khoảng 29% chiều dài tuyến, hầm khoảng 7% và nền đất khoảng 64%) bảo đảm phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, xã hội, đất quốc phòng; hạn chế khối lượng GPMB, bảo đảm kết nối thuận lợi với các tuyến đường sắt khu vực đầu mối Hà Nội, đường sắt kết nối Trung Quốc.
Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dự kiến bố trí 18 ga (bao gồm 3 ga lập tàu, 15 ga hỗn hợp). Ngoài ra, để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu, dự kiến bố trí 13 trạm tác nghiệp kỹ thuật.
Trong quá trình khai thác, khi nhu cầu nhu cầu vận tải tăng lên sẽ nghiên cứu, nâng cấp một số trạm tác nghiệp kỹ thuật thành ga hỗn hợp và đầu tư bổ sung các ga khi có nhu cầu.
Bên cạnh đó, Dự án còn dự kiến bố trí 1 đề-pô tàu hàng tại ga Yên Thường; 1 đề-pô tàu khách tại Yên Viên; 2 trạm chỉnh bị đầu máy, toa xe tại ga Lào Cai mới và ga Nam Hải Phòng.
Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án là khoảng 2.632 ha, số dân tái định cư khoảng 19.136 người; hình thức đầu tư Dự án là đầu tư công. Ước tính, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 203.231 tỷ đồng (khoảng 8,369 tỷ USD).
Để chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn, Chính phủ kiến nghị nguồn vốn cho Dự án gồm ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương); nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài (vay Chính phủ Trung Quốc) và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo đề xuất của Chính phủ, Dự án sẽ lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2030.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ là đơn vị tiếp nhận quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng và tổ chức vận hành khai thác toàn tuyến; được giao toàn bộ phương tiện, thiết bị để khai thác.
Sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác vận hành Kết quả tính toán sơ bộ cho thấy trong 5 năm đầu khai thác nhà nước cần hỗ trợ một phần chi phí bảo trì kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế tương tự như hệ thống đường sắt quốc gia hiện nay.
Đối với Dự án này, phương tiện và thiết bị là loại hình phù hợp để Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị và sản xuất đầu máy, toa xe cho đường sắt quốc gia với tốc độ nhỏ hơn 200 km/h, đồng thời mua thiết kế và sản xuất đối với đường sắt đô thị.
Để thực hiện thành công và sớm hoàn thành Dự án theo tiến độ yêu cầu, Chính phủ đề xuất áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó có 15/19 cơ chế, chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 và đề xuất bổ sung 4 cơ chế, chính sách khác.
-
Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025: Đón làn sóng lớn -
Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng -
Mời gọi đầu tư 535 dự án vào TP. Thủ Đức và nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ đồng ở Bình Định -
Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt dự án tuyến đường sắt trị giá 8,369 tỷ USD -
Thủ tướng đôn đốc các bộ, ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tháng 1/2025 gấp hơn 5,1 lần so với cùng kỳ năm 2024 -
Kon Tum lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư công trong năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/2
-
2 Góc nhìn TTCK tuần 10-14/2: Kiểm định kháng cự mạnh 1.280 - 1.300 điểm
-
3 Ngân hàng Nhà nước hút ròng trở lại sau tháng bơm ròng mạnh trước Tết
-
4 TP.HCM không chuyển Khu công nghiệp Phong Phú thành khu đô thị
-
5 Lãng phí ngàn tỷ từ các dự án hạ tầng chậm tiến độ - Bài 1: Dự án dừng thi công, tiền lãi phát sinh ngàn tỷ đồng
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn