
-
Khởi công, khánh thành 80 dự án trên khắp cả nước với tổng số vốn 445.000 tỷ đồng
-
Xây dựng Trung tâm thương mại AEON Hải Dương vốn đầu tư 1.180 tỷ đồng
-
Khởi công xây dựng nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long
-
Khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Đồng Hới
-
Duyệt nhà thầu làm cao tốc 8.400 tỷ đồng; Đề xuất 56.301 tỷ đồng làm metro Bình Dương - Suối Tiên -
Thông xe 21 km cao tốc Bến Lức - Long Thành nối miền Tây với cảng Hiệp Phước
![]() |
Hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. |
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 678/VPCP – CN gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc thuê tư vấn thẩm tra để thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Cụ thể, Phó thủ tướng giao Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước rà soát kỹ quy định pháp luật về đấu thầu, pháp luật có liên quan và căn cứ tiến độ trình Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền để quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc thuê tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt để thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Phó chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các ủy viên của Hội đồng, gồm: Lãnh đạo các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với nhà tài trợ vốn dự kiến là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank), có mục tiêu xây dựng mới tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, điện khí hóa, kết nối với Trung Quốc và khu vực cảng biển Hải Phòng.
Tuyến có điểm đầu tại điểm kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), với tổng chiều dài chính tuyến 388,35 km (đoạn ga Lào Cai - ga Cảng Lạch Huyện dài 383,24 km; đoạn ga Lào Cai - điểm nối ray dài 5,11 km); tuyến nhánh nối cảng Nam Hải Phòng và Nam Đình Vũ dài 7,89 km; tuyến nhánh nối ga Yên Thường và ga Yên Viên dài 2,18 km.
Trên tuyến có 30 ga, với 3 ga lập tàu, 19 ga hỗn hợp và 8 ga kỹ thuật; đi qua 9 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Dự kiến, Dự án có tốc độ thiết kế 160 km/h trên đoạn chính tuyến ga Lào Cai - ga Cảng Lạch Huyện, 80 km/h cho đoạn Lào Cai - điểm nối ray và các đoạn tuyến nhánh, 120 km/h đối với đoạn đường sắt qua khu đầu mối Hà Nội, đi trùng đường sắt vành đai phía Đông. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Dự án dự kiến phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn I (đến năm 2030), hoàn thành xây dựng toàn tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo quy mô đường đơn, giải phóng mặt bằng quy mô hoàn chỉnh. Giai đoạn II (sau năm 2050), hoàn thành xây dựng toàn tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo quy mô đường đôi và xây dựng đoạn tuyến nhánh Nam Hải Phòng - Nam Đình Vũ.
Với quy mô đầu tư như trên, tổng mức đầu tư Dự án khoảng 211.030 tỷ đồng, tương đương 62,583 tỷ nhân dân tệ và khoảng 8,693 tỷ USD, bao gồm 135.600 tỷ đồng vốn vay ưu đãi được sử dụng cho các hạng mục chi phí xây dựng; chi phí thiết bị, phương tiện; chi phí tư vấn thiết kế, giám sát thi công; chi phí dự phòng cho các hạng mục trên và khoảng 75.430 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam được sử dụng cho các hạng mục: chi phí quản lý dự án; thuế giá trị gia tăng; chi phí tư vấn khác và chi phí khác; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư; lãi vay và chi phí dự phòng.

-
Khởi công xây dựng nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long
-
Khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Đồng Hới
-
Duyệt nhà thầu làm cao tốc 8.400 tỷ đồng; Đề xuất 56.301 tỷ đồng làm metro Bình Dương - Suối Tiên
-
Thông xe 21 km cao tốc Bến Lức - Long Thành nối miền Tây với cảng Hiệp Phước
-
Danh sách đại dự án giao thông sẽ thông xe, hoàn thành đưa vào khai thác từ 19/4/2025 -
Áp dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM khởi công ngay tuyến metro số 2 cuối năm 2025 -
Quảng Ngãi chỉ đạo gỡ vướng cho dự án thép 85.000 tỷ đồng -
Nghệ An phê duyệt 33 dự án đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp năm 2025 -
TP.HCM chi 6.285 tỷ đồng xây dựng dự án cầu đường Bình Tiên -
Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh hơn 4.597 tỷ đồng -
Dự kiến lựa chọn nhà đầu tư, khởi công dự án Vành đai 4 TP.HCM vào năm 2026
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu