-
Ngăn vấn nạn khai thác cát tràn lan -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria -
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, các địa phương vùng ĐBSCL đã đề xuất 13 dự án liên kết vùng, trong giai đoạn 2021-2025, với tổng mức đầu tư là 26.731 tỷ đồng. |
Quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL đang trong giai đoạn hoàn thiện, với kỳ vọng đây là một bản quy hoạch “mẫu mực”, từ đó rút kinh nghiệm cho việc xây dựng các quy hoạch vùng còn lại theo quy định.
“Đầu tư là giải pháp tối quan trọng trong giai đoạn đầu của Quy hoạch vùng ĐBSCL”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã nhấn mạnh như vậy.
Theo Bộ trưởng, cần tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, và phát triển hạ tầng phải “đi trước một bước” để tạo nền tảng cho sự phát tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững của vùng.
“Chúng ta sẽ ưu tiên phát triển hạ tầng có ý nghĩa quan trọng cấp quốc gia, cấp vùng như giao thông, năng lượng, và kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi mô hình phát triển của vùng trong thời kỳ tiếp theo, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Cũng chính vì điều này, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã đề xuất đầu tư nhiều dự án hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, các địa phương vùng ĐBSCL đã đề xuất 13 dự án liên kết vùng, trong giai đoạn 2021-2025, với tổng mức đầu tư là 26.731 tỷ đồng. Trong đó, đề xuất bố trí trong giai đoạn 2021-2025 là 19.916 tỷ đồng, bao gồm ngân sách Trung ương hỗ trợ 16.250 tỷ đồng cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Khoản vốn này sẽ chỉ hỗ trợ phần xây lắp trong tổng mức đầu tư, các chi phí khác như giải phóng mặt bằng, dự phòng, tư vấn… do địa phương chủ động cân đối.
. |
Ngoài các dự án này, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/9/2019 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 130/NQ-CP ngày 5/9/2019 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương xây dựng Khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, quy mô 1,05 tỷ USD (Khoản hỗ trợ DPO).
Theo thiết kế, Khoản hỗ trợ DPO gồm việc thực hiện Khung hành động chính sách và hỗ trợ các dự án liên kết vùng của ĐBSCL.
Hiện các đề phương cũng đã đề xuất 13 dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn DPO. Trong đó, các địa phương có biển từ Bến Tre đến Kiên Giang đều lựa chọn đầu tư tuyến đường ven biển.
“Đây là tuyến giao thông quan trọng, mở rộng không gian phát triển, tạo quỹ đất cho sản xuất - kinh doanh, nâng cao hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phát triển kinh tế biển theo chiến lược biển Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Hiện nay, tổng mức đầu tư các dự án DPO đề xuất là 40.875 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương bố trí từ nguồn vốn DPO là 31.330,4 tỷ đồng; phần vốn xây lắp, các chi phí khác như giải phóng mặt bằng, dự phòng, tư vấn,…do địa phương cân đối. Trong khi đó, dự kiến khoản vay có quy mô 1,05 tỷ USD, tương đương khoảng 24.600 tỷ đồng.
Nhu cầu đầu tư là rất lớn, trong khi nguồn lực có hạn. Chính vì thế, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, các địa phương phải lựa chọn thật sự các tuyến ưu tiên để đầu tư, trong trường hợp cần thiết đề nghị mở rộng khoản vay để có thêm nguồn lực hỗ trợ các dự án đặc biệt cần thiết của các địa phương.
Thêm vào đó, cũng cần thận trọng nghiên cứu đầu tư các dự án, bởi hiện một số dự án đang có quy mô vượt khả năng cân đối. Chẳng hạn, các dự án cầu của Bến Tre (nhu cầu hơn 10.000 tỷ đồng).
“Do nguồn lực có hạn nên một số tuyến sẽ không thực sự phát huy tối đã hiệu quả do chỉ đủ nguồn để thực hiện trong nội tỉnh, chưa nối sang các tỉnh lân cận, các tuyến đường chưa vào cấp (ví dụ như tuyến Cần Thơ - Hậu Giang; Cần Thơ - Kiên Giang; Tiền Giang - Long An; Bến Tre - Trà Vinh), Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và nhấn mạnh việc do danh mục các dự án liên vùng cần thông qua ý kiến của Hội đồng vùng, vì vậy các địa phương cần có cơ chế phối hợp để thống nhất trước khi trình Hội đồng Vùng thông qua.
Liên quan đến vấn đề này, khi phát biểu tại Hội thảo Báo cáo và tham vấn Quy hoạch vùng ĐBSCL, các địa phương tiếp tục đề xuất việc đầu tư các dự án hạ tầng của vùng.
“Nếu có sự đầu tư mạnh cho hạ tầng thì toàn vùng sẽ phát triển được”, ông Phan Văn Mãi, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho biết quyết tâm của nhiều tỉnh trong vùng trong việc xây dựng tuyến đường ven biển để khai mở không gian mới, không gian hướng biển cho sự phát triển của ĐBSCL.
“Đây là một nội dung quan trọng. Đề nghị cần đầu tư một cảng nước sâu tại ĐBSCL. Cả một khu vực như thế này mà còn e dè về đầu tư một cảng nước sâu. Chúng ta cần vốn lớn để làm được những việc lớn như thế này. Cần có vốn ngân sách để làm vốn mồi và cần có cơ chế để huy động nguồn lực xã hội”, ông Phan Văn Mãi nói.
Trong khi đó, Chủ tịch tỉnh Sóc Trăn Trần Văn Lâu đề xuất việc xây dựng cảng Trần Đề, tạo động lực cho sự phát triển của vùng ĐBSCL.
Còn Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được đề xuất bổ sung vào Quy hoạch các dự án trên trục động lực TP.HCM - Long An - Tiền Giang để kết nối với ĐBSCL, các dự án kết nối trong vùng ĐBSCL, như nâng cấp Quốc lộ N2 đoạn từ Đức Hòa đi Mỹ An, dự án tuyến kết nối ven biển các tỉnh ĐBSCL…
Theo ông Được, thì đây đều là các dự án quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển của vùng ĐBSCL.
-
Giao UBND tỉnh Bình Định làm chủ quản đầu tư đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
-
1 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
2 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
3 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
4 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
5 Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị