-
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy" -
Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng
Thi công cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua tỉnh Tuyên Quang. |
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có Báo cáo số 18/BC - UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang và đề xuất phương án đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 2), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
Điểm nhấn đáng chú ý nhất trọng Báo cáo số 18 là việc UBND tỉnh Tuyên Quang đề xuất Thủ tướng cho phép thực hiện đầu tư hoàn chỉnh tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn qua tỉnh Tuyên Quang với tổng chiều dài 77km đạt quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h (theo Tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc TCVN 5729-201).
Cụ thể, UBND tỉnh Tuyên Quang đề nghị người đứng đầu Chính phủ cho tiếp tục triển khai thực hiện Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang theo hồ sơ đã phê duyệt. Đồng thời thực hiện thủ tục đầu tư dự án mới là “Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 2), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang”.
Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 2) có mục tiêu mở rộng nền đường 69,7km của giai đoạn 1 đã phê duyệt từ 12m lên 25,25m và đầu tư mới 7,3km (đoạn tuyến của giai đoạn 1 sử dụng của Dự án xây dựng đường từ Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến Quốc lộ 2D kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ) với nền đường rộng 25,25m.
Quy mô mặt cắt ngang nền đường toàn tuyến 77km hoàn chỉnh rộng 25,25m; mặt đường 4 làn xe cơ giới 4x3,75m; dải phân cách giữa 0,75m; dải an toàn trong 2x1m; làn dừng xe khẩn cấp 2x3m; lề 2x0,75m.
Với quy mô đầu tư như trên, Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 2) có tổng mức đầu tư là 7.437 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2024 đến 2026, trong đó công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư được hoàn thành tròng tháng 3/2024; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ hoàn thành trước tháng 5/2024; lập, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công được hoàn thành trước tháng 9/2024; thực hiện giải phóng mặt bằng đoạn tuyến 7,3km mới được hoàn thành trước tháng 10/2024; tổ chức lựa chọn nhà thầu, khởi công xây dựng trong tháng 10/2024; hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng công trình trong tháng 12/2026.
Do Dự án giai đoạn 1 đã được Thủ tướng phân cấp cho UBND tỉnh Tuyên Quang làm cơ quan chủ quản. Vì vậy, UBND tỉnh Tuyên Quang đề nghị Thủ tướng tiếp tục phân cấp cho tỉnh Tuyên Quang làm cơ quan chủ quản Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 2), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, do Tuyên Quang là tỉnh miền núi hết sức khó khăn, thu không đủ chi, hiện nay tỉnh đang tập trung nguồn lực ngân sách địa phương để bố trí 2.302,83 tỷ đồng thực hiện Dự án giai đoạn 1.
Để triển khai thực hiện đầu tư hoàn chỉnh tuyến cao tốc, UBND tỉnh Tuyên Quang đề nghị Thủ tướng xem xét hỗ trợ 7.437 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh Tuyên Quang để triển khai thực hiện Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 2), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang có mục tiêu xây dựng tuyến đường nhằm kết nối tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao, giải quyết được những điểm nghẽn về giao thông liên vùng, nội vùng của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang.
Dự án có tổng chiều dài tuyến là 77km, trong đó, đầu tư xây dựng mới 69,7km; đoạn đầu tuyến sử dụng 7,3km của Dự án xây dựng đường từ Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến Quốc lộ 2D kết nối với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ.
Dự án thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, chiều rộng nền đường 25,25m. Trong giai đoạn 1, Dự án xây dựng theo quy mô 2 làn xe cơ giới, mặt cắt ngang nền đường 12m, mặt đường rộng 7 m, lề gia cố như kết cấu áo đường.
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án có quy mô mặt cắt ngang nền đường rộng 25,25m; mặt đường gồm 4 làn xe cơ giới rộng 15m; dải phân cách giữa rộng 0,75m; dải an toàn trong 2x1m; làn dừng xe khẩn cấp 2x3m; lề đường rộng 2x0,75m.
Tổng mức đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang là 6.800 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương là 4.497,17 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 2.302,83 tỷ đồng.
Dự án có 7 gói thầu xây lắp, đến nay đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng toàn bộ các gói thầu thuộc dự án (tổng số 27 gói thầu). Các nhà thầu thi công tập trung máy móc, thiết bị, nhân công để bắt đầu thi công từ đầu tháng 1/2024.
Theo UBND tỉnh Tuyên Quang, công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà thầu, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ để triển khai thi công trong đầu năm 2024, hoàn thành năm 2025.
-
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng -
Cơ chế với dự án điện: Cần rõ ràng, hấp dẫn -
Sửa Luật Đầu tư PPP sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án BT -
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm y tế Quảng Trạch -
Hé lộ nguồn vốn đầu tư tuyến metro Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang