Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
Đề xuất xây dựng nghị quyết phổ cập giáo dục mầm non
D.Ngân - 15/04/2024 14:40
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất xây dựng Nghị quyết phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi theo Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp được quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ em đến trường và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất xây dựng Nghị quyết phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi theo Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Hiện nay toàn quốc, có gần 15.500 trường mầm non ở các loại hình và gần 16.000 cơ sở độc lập (nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập).

Tỷ lệ trường mầm non ngoài công lập chiếm 21,1%; toàn quốc có 56,9% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non được quy chuẩn và quan tâm đầu tư. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 87,3%.

Năng lực sư phạm của giáo viên mầm non (giáo viên mầm non) từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.

Các địa phương đã quan tâm đến đầu tư xây mới phòng học, kiên cố hóa trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ em mầm non. Trung bình toàn quốc đã bố trí bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/lớp, trong đó phòng học kiên cố đạt tỷ lệ 80%.

Chính phủ ban hành chính sách phát triển giáo dục mầm non. Các chính sách hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ con em công nhân... đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Bên cạnh các thành tựu, giáo dục mầm non hiện còn các hạn chế, tồn tại, cụ thể, chương trình giáo dục mầm non chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới;

Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa đồng đều, đặc biệt ở đối tượng trẻ em khuyết tật, trẻ em thuộc nhóm có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em sống ở vùng khó khăn, trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số có một số lĩnh vực chỉ số phát triển của trẻ còn khá thấp.

Chương trình chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, yêu cầu về chương trình giáo dục mầm non tại Luật Giáo dục, chưa liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năng lực đáp ứng nhu cầu huy động trẻ của mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non còn hạn chế.

Hệ thống trường mầm non công lập hiện nay chưa đủ điều kiện để nhận thêm trẻ; hệ thống trường ngoài công lập khó phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

Hiện nay tính riêng bậc học mầm non, toàn quốc còn khoảng trên 5000 phòng học nhờ, học tạm không đảm bảo an toàn; số phòng học kiên cố mới đạt khoảng 82%; thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, miền núi.

Tình trạng thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đạt chuẩn, thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định ở các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn khá phổ biến.

Tỷ lệ nhóm/lớp mầm non đáp ứng đủ thiết bị dạy học ở vùng khó khăn chỉ đạt 48%, các hạng mục hỗ trợ như phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, phòng đa chức năng, thư viện còn nhiều nơi không có.

Nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non còn hạn chế. Tình trạng thiếu giáo dục mầm non kéo dài trong nhiều năm chưa được giải quyết (hiện nay toàn quốc còn thiếu khoảng 50.000 giáo dục mầm non); trong bối cảnh thiếu giáo dục mầm non nhưng các địa phương vẫn thực hiện tinh giản biên chế viên chức là giáo dục mầm non;

Có tình trạng giáo dục mầm non bỏ việc và nghề giáo dục mầm non càng ngày càng ít hấp dẫn do thu nhập của giáo dục mầm non đang thấp nhất trong các bậc học, trong khi giáo dục mầm non chịu áp lực công việc cao nhất, thời gian làm việc trong ngày tại cơ sở giáo dục mầm non dài nhất (9-12 giờ mỗi ngày);

Kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non rất hạn chế (chưa có bất kỳ đề án, dự án nào có đủ kinh phí để xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục mầm non).

Mục tiêu công bằng trong phát triển giáo dục mầm non chưa bảo đảm. Khoảng cách trong đảm bảo các điều kiện giáo dục giữa các vùng miền còn khá lớn.Vẫn còn 40,9% trẻ em vùng khó khăn chưa được tiếp cận với giáo dục mầm non.

Chính sách đầu tư của Nhà nước cho giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập vẫn còn có điểm bất bình đẳng. Giáo dục mầm non làm việc trong điều kiện áp lực lớn nhất trong đội ngũ nhà giáo song lại có thu nhập ở mức thấp nhất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận định trong giáo dục mầm non hiện vẫn còn nhiều hạn chế trong thực hiện mục tiêu giáo dục “hòa nhập”.

Việc đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của trẻ em trong giáo dục mầm non chưa được bảo đảm tại nhiều địa phương theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Trẻ em.

Mục tiêu giáo dục hoà nhập ở giáo dục mầm non chưa được hiện thực hoá trong mỗi lớp học, trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Về nguyên nhân của hạn chế, tồn tại là do xuất phát điểm của giáo dục mầm non khá thấp so với các bậc học khác.

Một thời kỳ dài, đất nước ở trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, giáo dục mầm non chưa thuộc đối tượng được ưu tiên, được xem xét đầu tư đúng mức.

Hiện nhiều chương trình, đề án về giáo dục mầm non (Đề án 1677; Đề án 1436) rơi vào tình trạng rất khó khăn, thậm chí không bố trí được kinh phí để triển khai.

Nguyên nhân quan trọng nữa là cơ chế, chính sách thay đổi chậm, chưa tiếp cận dựa trên quyền trẻ em.

Các chính sách hiện hành cho giáo dục mầm non còn nhiều điểm chưa phù hợp với đặc thù của các vùng/miền; Cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập và thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục mầm non chưa đủ khuyến khích các nhà đầu tư.

Đặc biệt chưa rõ cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nhóm trẻ em yếu thế để bảo đảm quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục công bằng, bình đẳng của các nhóm trẻ em này theo cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em.

Nhiều địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp mầm non, chưa dành quỹ đất để xây dựng trường mầm non, nhiều nhà đầu tư muốn sử dụng đất ở để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập song vướng quy định phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

Việc thực hiện các văn bản về công tác xã hội hóa giáo dục còn thiếu đồng bộ, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn về trình tự, thủ tục khi có nhu cầu đầu tư.

Cơ chế, chính sách về đầu tư công, đối tác công tư, xã hội hóa chưa tạo sự cạnh tranh công bằng giữa giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập nên chưa đủ sức thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển giáo dục mầm non.

Quy định về dự án PPP trong lĩnh vực giáo dục phải có mức tối thiểu 100 tỷ đồng (Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư) chưa phù hợp đối với phát triển giáo dục mầm non. Cơ chế, chính sách khuyến khích tự chủ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập chưa phù hợp với thực tiễn.

Chính sách đối với trẻ em vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và miền núi (dân tộc thiểu số và miền núi), vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo chưa bảo đảm công bằng để tiếp cận giáo dục mầm non.

Mức hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo ăn trưa của các đối tượng theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP còn thấp và chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em nhà trẻ.

Chính sách phát triển đội ngũ còn nhiều bất cập, gây nên tình trạng thiếu giáo viên kéo dài.

Chính sách khuyến khích của Chính phủ chưa đủ mạnh để thu hút nguồn học sinh tốt nghiệp THPT thi vào ngành sư phạm mầm non; Chính sách tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo dục mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trước thực tế nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện nhiệm vụ được giao là xây dựng trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi tại một số tỉnh thành phố.

Tuy nhiên, đến ngày 24/11/2023 Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 42, đưa chỉ tiêu đến năm 2030 "Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi".

Sau khi cân nhắc mục tiêu tại Nghị quyết số 42, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy trường hợp trình Quốc hội phê duyệt Nghị quyết thí điểm thì các tỉnh ngoài 14/63 tỉnh thành phố tham gia thí điểm không có căn cứ pháp lý để xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo theo yêu cầu của Nghị quyết số 42.

Bộ này cũng đề xuất, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt và ban hành Nghị quyết “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi” để tạo hành lang pháp lý cho các Bộ, ngành, các địa phương có cơ sở pháp lý triển khai đại trà việc phổ cập cho trẻ em mẫu giáo. Thời gian trình Quốc hội xem xét thông qua vào kỳ họp tháng 10/2024.

Hiện nay, tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi toàn quốc đạt 93,1%; riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động đạt tỷ lệ 99,8% (còn khoảng 300.000 trẻ mẫu giáo chưa được ra lớp tương ứng 6,9% trẻ mẫu giáo. Hiện có: 32/63 tỉnh đã huy động đạt từ 95% trở lên.

Theo dự báo dân số độ tuổi của Tổng Cục thống kê, đến năm 2030 chỉ có 7/63 tỉnh tăng dân số trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi (trên 176.000 trẻ); các tỉnh còn lại đều có xu hướng giảm.

Căn cứ vào số liệu dự báo dân số độ tuổi của Tổng Cục thống kê, đồng thời theo dự báo kế hoạch phát triển giáo dục mầm non của các tỉnh, thành phố đã ban hành, đến năm 2030: Số lớp mẫu giáo có xu hướng giảm chung do dân số giảm; Tuy nhiên, theo dự báo có một số tỉnh tăng dân số nên sẽ tăng lớp mẫu giáo cục bộ ở một số địa phương, dự báo tăng 1.831 lớp.
Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thanh tra những cơ sở giáo dục mang danh "quốc tế"
Trong buổi công bố kết luận thanh tra việc quản lý hoạt động liên kết đào tạo, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của Sở Giáo dục và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư