Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 18 tháng 04 năm 2024,
Dịch sốt Ebola không có dấu hiệu "giảm nhiệt"
Thành Tuyên - 07/08/2014 14:11
 
Những biện pháp cứng rắn nhất nhằm ngăn chặn dịch sốt Ebola đã được thực hiện thế nhưng dường như dịch bệnh này vẫn bất chấp tất cả mà lan truyền một cách không kiểm soát. Những diễn biến mới nhất của dịch Ebola khiến con người phải kinh sợ
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bộ Y tế khuyến cáo về 'siêu bão' viêm não Nhật Bản
'Siêu bão' viêm não Nhật Bản nguy hiểm ra sao?
Cách phòng ‘siêu bão’ viêm não Nhật Bản
Những dịch bệnh nguy cơ bùng phát trong mùa hè
Thủ tướng yêu cầu chủ động ngăn chặn lây lan dịch sởi
diễn biến mới nhất về dịch ebola
Dịch sốt Ebola chưa có dấu hiệu giảm nhiệt

Dịch chưa có dấu hiệu giảm “nhiệt”

Số người chết vì dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi đã lên tới gần hơn 900 người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết, tính đến ngày hôm qua, trường hợp nhiễm bệnh ở 4 nước Tây Phi là 1.603 người. Trong đó, bác sỹ chữa trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm Ebola đã qua đời cuối tháng 7 tại Lagos (Nigeria) vì Ebola.

Hiện số người mắc dịch Ebola đang tăng kinh khủng theo từng ngày.

Thi thể nạn nhân bị ném ngoài đường

Điều khiến chúng ta cảm thẩy tồi tệ nhất  đó là việc các thi thể nạn nhân Ebola bị ném ngoài đương. Trong khi chính phủ các nước Tây Phi đang chật vật thực thi các biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế sự lây lan của virus Ebola khiến ít nhất 932 người thiệt mạng, gia đình các nạn nhân Ebola vẫn bất chấp lệnh cấm, vứt xác người thân bị nhiễm bệnh ra đường do quá sợ hãi...

thi thể nạn nhân ebola bị ném ngoài đườngNhững thi thể bệnh nhân Ebola bị đối xử một cách tồi tệ

Trong diễn biến mới nhất về dịch Ebola, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Liberia, ông Lewis Brown cho biết rất nhiều nạn nhân nhiễm virus khi chạm vào thi thể của những nạn nhân thiệt mạng trong đám tang, lễ chôn cất. Ngoài ra, có tới hơn 1/2 số bệnh nhân nhiễm virus Ebola tử vong nên nhiều người dân châu Phi cảm thấy khiếp sợ và họ phải tự bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh.

"Phần lớn người dân châu Phi đều cho rằng, khu cách ly dịch Ebola là cái hố tử thần. Vì vậy, họ vứt xác các nạn nhân ra khỏi nhà, để ra ngoài đường. Do đó, chính họ đang tự đẩy mình vào nguy cơ lây nhiễm rất cao. Chúng tôi yêu cầu người dân hãy để xác các bệnh nhân ở nhà và chúng tôi sẽ tới thu gom”, ông Lewis Brown nói thêm.

Việt Nam đang gấp rút triển khai phòng dịch Ebola

Theo Bộ Y tế, bệnh dịch này “chưa loại trừ lây qua đường hàng không” vào Việt Nam. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các đơn vị tập trung giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, phát hiện sớm ca bệnh do virus Ebola nếu có. Người đi du lịch được khuyến cáo hạn chế đến các quốc gia đang có dịch.

Tổng giám đốc WHO Margaret Chan từng nhấn mạnh, đây là đợt bùng phát dịch chưa từng có, rất khó kiểm soát. Dịch diễn ra tại những khu vực có dân di biến động qua biên giới và lây truyền qua đường hàng không. Điều này trái ngược với những gì diễn ra trong các vụ dịch trước đây. Nếu tình hình tiếp tục trở nên xấu hơn, nguy cơ dịch sẽ lan truyền sang các nước khác là rất lớn.

Việt nam khẩn trương phòng tránh dịch EBOlaWHO, Bộ Y tế tích cực triển khai phòng dịch Ebola

Trongdiễn biến mới nhất về phòng tránh dịch Ebola ở Việt Nam, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào do virus Ebola nhưng bệnh đã xuất hiện tại 11 quốc gia, vùng trên thế giới với mức độ lây lan rất nhanh nên cần cảnh giác.

Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác giám sát liên ngành khách nhập cảnh qua các cửa khẩu vào Việt Nam đến từ vùng dịch, phát hiện kịp thời và cách ly hiệu quả, tránh lây lan. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng, bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch hành động, chủ động ứng phó kịp thời khi có dịch.

Đối với người dân, để phòng bệnh:  người dân cần lưu ý vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; Không cầm/nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó; Nếu đang ở vùng có dịch mà xuất hiện các triệu chứng (sốt, đau đầu, đau họng, ỉa chảy, nôn, đau dạ dày, phát ban, đỏ mắt) cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Xem thêm video về diễn biển dịch Ebola

Cách phòng ‘siêu bão’ viêm não Nhật Bản

Cách phòng ‘siêu bão’ viêm não Nhật Bản

() Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm.

Những dịch bệnh nguy cơ bùng phát trong mùa hè

Những dịch bệnh nguy cơ bùng phát trong mùa hè

() Chiều 9/5, Bộ Y tế vừa cho biết, ngoài tình hình liên quan đến sởi, hiện còn 11 loại dịch bệnh khác cũng có nguy cơ cao lay lan trong mùa hè sắp tới.

Sau 'bão' sởi là 'siêu bão' viêm não Nhật Bản

Sau 'bão' sởi là 'siêu bão' viêm não Nhật Bản

Dịch sởi vẫn gia tăng số trẻ mắc và tử vong. Tại các bệnh viện (BV), nhiều ca biến chứng sởi nặng vẫn trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Lúc này dịch tay-chân-miệng đã bùng phát mạnh và bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản cũng bắt đầu vào mùa. Tình trạng dịch chồng dịch đã đến rất gần... 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư